Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Động thái chưa từng có của Mỹ để răn đe Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một dự luật vừa được đề xuất tại quốc hội Mỹ lần đầu tiên tìm kiếm một quỹ quốc phòng dành riêng cho nỗ lực tăng cường sức răn đe Trung Quốc tại Thái Bình Dương.

 

Dự luật trên, có tên gọi Sáng kiến Tái đảm bảo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đề xuất phân bố hơn 6 tỉ USD cho các hệ thống phòng không, tên lửa và xây dựng cơ sở quân sự mới ở các nước đối tác. Tác giả của dự luật là hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mac Thornberry thuộc Ủy ban Quân vụ hạ viện Mỹ.

Dự luật phản ánh sức ép ngày càng tăng lên Washington về một giải pháp truyền thống và cấp bách hơn nhằm đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc trong bối cảnh cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh vì đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này còn tranh cãi về một loạt vấn đề như biển Đông, Đài Loan, thương mại, tội phạm mạng và ảnh hưởng địa chính trị.


 

Tổng thống Donald Trump và Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mac Thornberry. Ảnh: UPI
Tổng thống Donald Trump và Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mac Thornberry. Ảnh: UPI



Khi không có một quỹ quốc phòng như trên, chiến lược của Tổng thống Donald Trump dù tập trung vào Nga và Trung Quốc nhưng lại sử dụng các hướng tiếp cận khác nhau đối với vấn đề chi tiêu.

Sáng kiến Răn đe châu Âu của Washington đã được thực thi trong nhiều năm qua. Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine năm 2014, Mỹ đã chi 22 tỉ USD để tăng cường huấn luyện quân sự, xây dựng hạ tầng và triển khai luân chuyển quân ở sườn Đông của NATO.

Dự luật của ông Thornbery trùng với các khuyến nghị từ một báo cáo gửi đến Quốc hội từ Bộ Tư lệnh chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương (INDOPACOM). Báo cáo này kêu gọi bổ sung 20,1 tỉ USD chi tiêu trong giai đoạn 2021-2026.

Sau khi Quốc hội ủy quyền cho một tài khoản Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đặc biệt vào năm 2018 và Lầu Năm Góc không chuyển tiền vào nó, các nhà lập pháp đã sử dụng luật chính sách quốc phòng thường niên để yêu cầu INDOPACOM báo cáo về những tài sản quân sự còn thiếu trong cuộc đối đầu nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Với điểm xuất phát là báo cáo của INDOPACOM, dự luật của ông Thornberry kêu gọi xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp trên đất liền ở đảo Guam, tái khởi động radar phòng thủ nội địa trên đảo Hawaii và tài trợ cho các tên lửa tầm xa mới trong khu vực.

Trong khi đó, INDOPACOM kêu gọi chi hàng tỉ USD cho các cơ sở mới phục vụ các cuộc tập trận chung và chế tạo đạn dược, nhiên liệu và thiết bị bảo trì ở Đông Nam Á, châu Đại dương và các quốc đảo Thái Bình Dương. Trong một cuộc chiến giả định với Trung Quốc, việc phân tán vũ khí cách xa những căn cứ lớn của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc vừa có thể bảo vệ lực lượng Mỹ vừa buộc quân đội Trung Quốc phải phòng thủ ở nhiều nơi khác nhau.

Theo Bảo Hạnh (NLĐO/Foreign Policy)

Có thể bạn quan tâm