Sức khỏe

Đừng ăn sầu riêng trước khi lái xe nếu không muốn gặp rắc rối

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 
Một người đàn ông bị bắt lỗi có nồng độ cồn trong máu trong cuộc kiểm tra hơi thở của cảnh sát giao thông ở miền đông Trung Quốc nói anh ta không hề uống rượu bia và đổ lỗi cho sầu riêng đã dẫn đến kết quả này. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra sau đó chứng minh anh ta có lý.
Người lái xe, họ Giang, đã bị dừng lại để kiểm tra hơi thở ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, vào ngày 17/4. Máy đo của cảnh sát cho thấy nồng độ cồn trong máu của anh ta là 34mg/1000ml.
Tại Trung Quốc, giới hạn là 20mg /1000ml. Lái xe bị phát hiện có nồng độ vượt quá chỉ số này phải chịu một loạt các hình phạt. Những người có nồng độ cồn trong máu từ 20mg /1000ml- 80mg / 1000ml bị phạt 1000 - 2000 nhân dân tệ (149 USD- 298 USD), tịch thu bằng lái trong sáu tháng, Tân Hoa Xã cho biết.
“Tôi không uống. Tôi vẫn còn vỏ sầu riêng tôi vừa ăn. Các anh nên kiểm tra máu của tôi”, Giang đã được tờ Tin tức buổi tối Tiền Giang trích lời.
 
Cảnh sát thử nghiệm sau khi ăn sầu riêng
Cảnh sát đã đưa anh ta đến bệnh viện để lấy máu, được đánh giá tại trung tâm xét nghiệm của cảnh sát Nam Thông. Kết quả, được ban hành vào ngày 23/ 4, cho thấy không có rượu trong máu Giang. Giấy phép của anh đã được trả lại.
Cảnh sát Nam Thông đã quyết định kiểm tra khả năng ăn sầu riêng sẽ dẫn đến việc  sai lệch kết quả máy thở khi tài xế chưa uống rượu.
Trong cuộc thử nghiệm, sỹ quan cảnh sát Vu Bằng Tường đã ăn một miếng sầu riêng và được kiểm tra hơi thở ngay lập tức: kết quả cho thấy nồng độ cồn trong máu là 36mg /1000ml. Tuy nhiên, ba phút sau, đo lại thì không cho thấy bất kỳ chút nồng độ cồn trong máu của viên cảnh sát này.
Cảnh sát giải thích rằng sầu riêng có hàm lượng đường cao, có thể biến thành rượu khi chín. Vải là một loại trái cây khác có thể chứa rượu, theo báo cáo.
Tin tức về vụ việc đã lan tràn với sự thích thú từ người dùng trên dịch vụ Weibo giống như Twitter ở Trung Quốc. “Nếu bạn ăn sầu riêng, đừng lái xe. Nếu bạn lái xe, đừng ăn sầu riêng”, một người dùng Weibo viết.
Anh Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm