Thời sự - Sự kiện

Thời sự quốc tế

El Nino khiến sinh hoạt và sản xuất thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Các nhà khoa học khí hậu cho biết, kỷ lục nhiệt độ trung bình mới của thế giới có thể bị phá vỡ trong năm 2023 hoặc 2024, do biến đổi khí hậu và sự trở lại ​​của hiện tượng El Nino.
Người chăn cừu Tây Ban Nha nhìn ngọn lửa thiêu rụi cánh đồng lúa mì. Ảnh: Reuters

Người chăn cừu Tây Ban Nha nhìn ngọn lửa thiêu rụi cánh đồng lúa mì. Ảnh: Reuters

Các mô hình khí hậu cho thấy, sau ba năm hiện tượng thời tiết La Nina ở Thái Bình Dương làm giảm nhẹ nhiệt độ toàn cầu, thế giới lại trải qua sự quay lại của El Nino, hiện tượng nóng hơn, vào cuối năm nay.

Năm nóng nhất thế giới được ghi nhận cho đến nay là năm 2016. Đầu năm 2017, cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm 2016 đã vượt qua năm 2015 để thiết lập kỷ lục là năm nóng nhất kể từ khi nhân loại bắt đầu lưu giữ các hồ sơ đáng tin cậy về nền nhiệt trên trái đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu năm 2016 cao hơn năm 2015 khoảng 0,2 độ C, ở mức 14,8 độ C, tức là cao hơn 1,3 độ C so với giai đoạn trước cuộc Cách mạng công nghiệp. Và 8 năm qua là 8 năm nóng nhất được ghi nhận trên thế giới, phản ánh xu hướng nóng lên trong dài hạn do phát thải khí nhà kính.

El Nino đã ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt con người và hoạt động sản xuất khắp thế giới. Các nhà chuyên môn ước tính, 22% diện tích đất ở châu Âu đón nhận cảnh báo hạn hán, có thể dẫn đến vụ thu hoạch tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Theo Reuters, khu vực Nam Âu đang chuẩn bị đón nhận một mùa hè hạn hán dữ dội do biến đổi khí hậu, nhiều nơi bị thiếu nước, nguồn dự trữ nước ngầm cạn kiệt. Ở Tây Ban Nha, miền Nam nước Pháp và Ý, mức nước sông và hồ chứa hiện rất thấp, đe dọa sản xuất thủy điện và nông nghiệp.

Các nhà khoa học khí hậu cảnh báo châu Âu có thể phải hứng chịu một mùa hè khắc nghiệt khác với nắng hạn kỷ lục. Năm ngoái, mùa hè nóng kỷ lục gây ra đợt hạn hán được xem là tồi tệ nhất trong ít nhất 5 thế kỷ, tàn phá nặng nề châu lục này.

Ngoài các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các nhà khoa học cho rằng chính phủ và các ngành liên quan các nước cần nỗ lực cải thiện mô hình nông nghiệp tiết kiệm nước, như kỹ thuật tưới tiêu chính xác, lựa chọn cây trồng chịu hạn tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm