Bạn đọc

Gia Lai: Giải quyết một số kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh liên quan đến chế độ, chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tiếp theo Công văn số 1673/UBND-NC của UBND tỉnh Gia Lai về việc trả lời và chỉ đạo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Kế hoạch giám sát số 61/KH-HĐND ngày 19-10 của Thường trực HĐND tỉnh, Báo Gia Lai điện tử trích đăng nội dung UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết và chỉ đạo giải quyết.
1. Đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành văn bản thay thế Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 12-7-2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh và Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11-8-2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bãi bỏ, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai, cho phù hợp với nội dung Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 6-11-2019 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, làm cơ sở để các địa phương triển khai tổ chức việc tuyển dụng công chức cấp xã theo đúng quy định (cử tri huyện Đức Cơ).
Nội dung trả lời tại Công văn số 1101/UBND-NC ngày 6-8-2021: Ngày 5-8-2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND Quy định chi tiết một số điều, khoản, điểm và biện pháp thi hành Thông tư số 13/2019/TT- BNV ngày 6-11-2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; theo đó: UBND tỉnh đã quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ngành nghề đào tạo đối với công chức làm việc tại các xã; quyết định việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức cấp xã, thời điểm có hiệu lực thi hành từ ngày 20-8-2021. 
Kết quả giải quyết đến thời điểm hiện nay: Đối với nội dung này UBND tỉnh đã giải quyết dứt điểm, UBND tỉnh giao UBND huyện Đức Cơ báo cáo kết quả trả lời giải quyết của UBND tỉnh về Tổ đại biểu HĐND tỉnh-đơn vị huyện Đức Cơ và HĐND huyện Đức Cơ để theo dõi, đồng thời thông báo kết quả giải quyết đến cử tri trên địa bàn biết, theo dõi.
2. Hiện nay, một số địa phương được công nhận làng, xã nông thôn mới (NTM), người dân không còn được thụ hưởng các chính sách ưu tiên như: Bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi tại ngân hàng chính sách-xã hội, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh... Nhưng chất lượng cuộc sống thực tại còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là mức thu nhập còn quá thấp so với mặt bằng chung. Do đó, đề nghị UBND tỉnh quan tâm có cơ chế, chỉnh sách hỗ trợ cho những hộ gia đình nghèo, cận nghèo, nhất là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Mang Yang nói riêng có điều kiện tiếp cận các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Nội dung trả lời tại Công văn số 1101/UBND-NC ngày 6-8-2021: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có 87 xã đạt chuẩn NTM, 90 làng đạt chuẩn NTM (riêng huyện Mang Yang có 4 xã đạt chuẩn NTM và 5 làng đạt chuẩn NTM); mức thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã đạt chuẩn NTM đạt từ 38-41 triệu đồng/năm (tùy khu vực), cao hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định hiện nay, các hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở các xã, thôn đạt chuẩn NTM vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách (như: Bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi tại ngân hàng chính sách-xã hội, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh...) dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước.
Người dân tham gia BHYT sẽ được hưởng các quyền lợi thiết thực trong khám-chữa bệnh. Ảnh: Như Nguyện
Người dân tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các quyền lợi thiết thực trong khám-chữa bệnh. Ảnh: Như Nguyện
Trên địa bàn huyện Mang Yang đến nay có 4 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (Đak Yă, Đak Djrăng, Ayun, Đak Ta Ley), trên địa bàn 4 xã này có tổng số 5 thôn, làng đặc biệt khó khăn (làng Ch’rang 1, làng Đak Dwe thuộc xã Đak Ta Ley; làng Plei Atur, làng Hier thuộc xã Ayun; làng Đê Tur thuộc xã Đak Djrăng) theo Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 18-6-2021 của Ủy ban dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Người DTTS ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn vẫn được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như: bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh...
UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố nói chung và UBND huyện Mang Yang nói riêng thực hiện việc tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước; đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho người dân, nhất là đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS.
Kết quả giải quyết đến thời điểm giám sát: Để giải quyết dứt điểm đối với kiến nghị nêu trên; đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện công tác giải quyết kiến nghị cử tri đảm bảo theo yêu cầu của UBND tỉnh tại Công văn số 1374/UBND-NC ngày 21-9-2021, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao nêu trên; báo cáo kết quả trả lời giải quyết về Tổ đại biểu HĐND tỉnh (đơn vị các huyện, thị xã, thành phố) và HĐND các huyện, thị xã, thành phố để theo dõi, giám sát, đồng thời thông báo kết quả giải quyết đến cử tri trên địa bàn biết, theo dõi việc thực hiện.
3. Đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh hạn mức tách thửa được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 9-1-2020 của UBND tỉnh Gia Lai. Cụ thể đề nghị điều chỉnh “Trường hợp thửa đất tại xã là 5 m" thành “Trường hợp thửa đất tại xã là 4 m".
Kết quả giải quyết đến thời điếm giám sát: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 795/VP-NC ngày 3-3-2021 về việc giao giải quyết và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XI Gia Lai (Báo cáo số 189/BC-HĐND ngày 1-3-2021 của Thường trực HĐND; ngày 12-3-2021, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 870/STNMT-ĐKTK đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở thực tiễn triển khai thực hiện Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý nhà nước, UBND các huyện, thị xã và TP. Pleiku có ý kiến đối với nội dung thứ 4 tại Báo cáo số 189/BC-HĐND ngày 1-3-2021 của Thường trực HĐND tỉnh (bằng văn bản) để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã soạn thảo Dự thảo Quyết định về việc quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai thay thế Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 9-1-2020 của UBND tỉnh Gia Lai về quy định diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ngày 8-6-2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2215/STNMT-ĐKTK lấy ý kiến Dự thảo Quyết định về việc quy định điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ngày 13-7-2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có Công văn số 2820/STNMT-ĐKTK tổ chức lấy ý kiến (lần 2).
Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp thu ý kiến góp ý của các đơn vị, chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Quyết định gửi Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình UBND tỉnh ban hành quyết định trong tháng 12-2021.
4. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, điều chinh Quyết định sổ 301/QĐ-UBND ngày 4-7-2018 của UBND tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đối với nội dung chỉ tiêu 17.1 “Tỷ lệ hộ dược sử dụng nước sạch thường xuyên, an toàn từ hệ thống cấp nước tập trung thuộc tiêu chí số 17. Môi trường và an toàn thực phẩm quy định đạt 100%” vì chỉ tiêu này rất khó thực hiện tại các xã.
Kết quả giải quyết đến thời điểm giám sát: Vấn đề này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT-Cơ quan Thường trực Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh xem xét, đề xuất UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 4-7-2018 của UBND tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018- 2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Sau khi có ý kiến của Sở Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và PTNT lần 2, trước mắt, UBND tỉnh tạm thời chưa điều chỉnh Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 4-7-2018 của UBND tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trên cơ sở các văn bản của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh để kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh theo đúng quy định. 
5. Việc thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18-6-2021 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh các cấp học và việc hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người dân. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét:
- Có cơ chế hỗ trợ kinh phí bữa ăn trưa cho trẻ mầm non, các chế độ cho học sinh bán trú, hỗ trợ sách giáo khoa, miễn giảm học phí cho học sinh... do thay đổi vùng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đảm bảo công tác duy trì sĩ số học sinh trong thời gian đầu thực hiện Quyết định.
- Bố trí kinh phí để hỗ trợ cho các đối tượng được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế bị ảnh hưởng do thay đổi vùng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đối với đồng bào DTTS.
Kết quả giải quyết đến thời điểm giám sát: Về cơ chế hỗ trợ kinh phí các chế độ cho học sinh... do thay đổi vùng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ: UBND tỉnh nhận thấy những tác động lớn khi thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ nên đã chủ động chỉ đạo triển khai một số nội dung sau: (1). UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát tháo gỡ các khó khăn: sách, gạo, hỗ trợ ăn trưa... (2). Đã có Báo cáo số 10/BC-UBND ngày 3-8-2021 gửi Ủy ban dân tộc đề nghị Chính phủ tiếp tục được sử dụng kinh phí của Trung ương đã cấp năm 2021 để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên bởi ảnh hưởng Quyết định số 861; đề nghị tiếp tục có thời gian chuyển tiếp. (3). UBND tỉnh đã có Báo cáo các tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy để bổ sung 12 tỷ đồng cấp bù chi trả bảo hiểm y tế, cấp gạo cho 2.801 học sinh đến hết năm 2021. Đồng thời, xin sử dụng nguồn ngân sách của trung ương để tiếp tục hỗ trợ cho học sinh bị ảnh hưởng Quyết định số 861/QĐ-TTg được hưởng các chính sách đến hết năm 2021. Nếu trường hợp Chính phủ không đồng ý thì tỉnh sử dụng Quỹ dự trữ tài chính chuyển trả cho ngân sách trung ương. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố phải có trách nhiệm trong vấn đề này, nhất là huyện Kbang.
Về bố trí kinh phí để hỗ trợ cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế bị ảnh hường do thay đổi vùng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg:
Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có 96 xã thoát khỏi xã khu vực III, xã khu vực II (trong đó, xã khu vực III giảm 18 xã, xã khu vực II giảm 78 xã) so với giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28-4-2017. Theo đó, có khoảng 271.554 đồng bào DTTS sống vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế do thoát khỏi xã khu vực III và xã khu vực II. Trong đó: 
+ Số người chuyển đổi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ đối tượng là đồng bào DTTS sống vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn sang người nghèo, người cận nghèo khoảng 92.493 người (gồm: số người DTTS sống ở xã vùng III chuyển thành vùng II là 20.466 nguời, số người DTTS sống ở xã vùng II chuyển thành vùng I nhưng vẫn hưởng chính sách do thuộc hộ nghèo là 20.336 người, thuộc hộ cận nghèo là 51.691 người).
+ Còn lại khoảng 179.061 người DTTS sống vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn không còn thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc dừng thẻ bảo hiểm y tế gặp nhiều khó khăn, do từ ngàỵ 1-6-2021 đến ngày 8-6-2021 (ngày Bảo hiểm Xã hội tỉnh Gia Lai nhận Quyết định số 61/QĐ-TTg) người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn vẫn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để đi khám-chữa bệnh. Nếu giảm thẻ bảo hiểm y tế từ ngày 4-6-2021, người dân sẽ không kịp mua thẻ bảo hiểm y tế, ảnh hưởng đến việc khám-chữa bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến những người đang nằm điều trị dài ngày tại cơ sở khám-chữa bệnh, ảnh hường trật tự an toàn xã hội.
Căn cứ Công văn số 4957/BTC-NSNN ngày 17-5-2021 của Bộ Tài chính gửi Ủy ban Dân tộc, theo đó Bộ Tài chính có ý kiến như sau: “Dự toán ngân sách năm 2021 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương, hiện nay các địa phương đang triển khai thực hiện (có chế độ, chính sách chi trả cho đối tượng thụ hưởng theo ngân sách như mua thẻ bảo hiểm y tế). Đề nghị Ủy ban Dân tộc báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn ra khỏi danh sách giai đoạn 2021-2025 thì được tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách theo phạm vi, đối tượng thụ hưởng hiện hành đến 31-12-2021, từ năm 2022 trở đi, thực hiện theo phạm vi, đối tượng mới”.
Theo đó UBND tỉnh đã báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc xem xét, quyết định việc đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn ra khỏi danh sách giai đoạn 2021-2025 thì được tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách theo phạm vi, đối tượng thụ hưởng hiện hành đến 31-12-2021, từ năm 2022 trở đi, thực hiện theo phạm vi, đối tượng mới như ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 4957/BTC-NSNN ngày 17-5-2021.
GLO

Có thể bạn quan tâm