Hoà thượng Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thích Từ Vân đọc Văn tưởng niệm lần thứ 715 Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Ảnh Thanh Nhật |
Tham dự Đại lễ về phía địa phương có ông Nguyễn Văn Nô-Phó Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và một số ngành...Về phía giáo hội có Hoà thượng Thích Thông Đạt và Hoà thượng Thích Giác Tâm-thành viên Ban Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hoà thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai; Thượng tọa Thích Tâm Mãn-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Đại đức Thích Đồng Giải-Ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, cùng các vị chức sắc trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và cấp huyện, đại biểu tăng ni và phật tử các địa phương trong tỉnh...
Tại Đại lễ tưởng niệm, Hoà thượng Thích Thông Đạt-thành viên Ban Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã ôn lại tiểu sử Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm của Việt Nam. Hoà thượng Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thích Từ Vân đọc Văn tưởng niệm lần thứ 715 Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Trong đó, đánh giá tôn vinh những cống hiến to lớn của Đức Vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông qua hai lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Mông-Nguyên, trị quốc an dân, đồng thời cũng là một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của đất nước ta, có ý nghĩa sâu sắc trong bề dày lịch sử Phật giáo Việt Nam và văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam…
Phần nghi lễ tưởng niệm lần thứ 715 Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Đại lễ tưởng niệm. Ảnh Thanh Nhật |
Trong phần nghi thức tôn giáo, dưới sự chủ trì của các vị Hoà thượng Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, toàn thể các đại biểu và các chức sắc, tăng ni và phật tử đã cùng tham gia phần khoá lễ tưởng niệm lần thứ 715 Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và nghi thức cầu nguyện hoà bình, quốc thái, dân an…
Bế mạc Đại Lễ tưởng niệm, Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thích Đồng Giải đã đọc lời cảm tạ và động viên toàn thể bà con phật tử tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước và “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, tưởng nhớ công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông, tiếp tục sinh hoạt tôn giáo theo đúng phương châm “Đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, xây dựng tỉnh nhà và quê hương đất nước...
Bà con phật tử tham dự Đại lễ tưởng niệm. Ảnh Thanh Nhật |
Được biết, công trình Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên được khởi công xây dựng từ quý IV-2015, tại khu quy hoạch xây dựng Công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai (thuộc địa bàn xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Công trình đã hoàn thành xây dựng một số hạng mục chính và nơi thờ Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông. Năm nay cũng là năm đầu tiên Đại Lễ tưởng niệm ngày Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, được Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên. Trước đó, vào tháng 9-2023, Văn Phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai cũng đã thay đổi địa điểm làm việc từ Chùa Bửu Thắng (phường Hội Thương, TP.Pleiku) về địa chỉ mới tại khuôn viên của Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên.