Xã hội

Gia Lai: Phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hàng nghìn hộ nghèo, gia đình chính sách ở Gia Lai đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, góp phần phát triển kinh tế và hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần không nhỏ trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương. Trong đó, một số chương trình như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, hộ gia đình sản xuất kinh doanh… 
Ông Đinh Văn Nghĩa-Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh-cho biết: Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã giải ngân trên 1.800 tỷ đồng, với 50.412 lượt hộ vay. Nguồn vốn được đầu tư đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, vốn vay, giúp 3.889 lượt hộ nghèo, 7.926 lượt hộ cận nghèo, 8.612 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn, giải quyết việc làm cho 7.536 lao động… Với 15 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 5.249 tỷ đồng, 141.934 hộ vay đã góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn tỉnh.
 
1.Khách hàng đến làm thủ tục vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ia Grai.
Khách hàng đến làm thủ tục vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ia Grai.
2.Nhờ có vốn chính sách, nhiều hộ nghèo trên địa bàn thị xã An Khê được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Nhờ có vốn chính sách, nhiều hộ nghèo trên địa bàn thị xã An Khê được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
3.Chị Nguyễn Thị Loan (thôn An Điền Nam, thị xã An Khê) vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để làm chuồng trại chăn nuôi heo. Chị Loan cho hay: Trong chuồng thường xuyên có 10 con heo nái, 60 con heo thịt, mỗi năm xuất chuồng được 2 lứa, giá bán từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/con. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, tổng thu nhập gia đình từ 90-100 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Loan (thôn An Điền Nam, thị xã An Khê) vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để làm chuồng trại chăn nuôi heo. Chị Loan cho hay: Trong chuồng thường xuyên có 10 con heo nái, 60 con heo thịt, mỗi năm xuất chuồng được 2 lứa, giá bán từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/con. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, tổng thu nhập gia đình từ 90-100 triệu đồng.
4.Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn tại thị xã An Khê.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã An Khê kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn tại thị xã An Khê.
7.Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh (ngoài cùng bên phải)-Chủ tịch Hội nông dân xã Sơn Lang-cho biết: “Hội nông dân xã đã tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kbang cho 257 hộ vay với tổng số tiền hơn 16,3 đồng thông qua 6 tổ vay vốn. Trong đó, nhiều hộ vay là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định”.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh (ngoài cùng bên phải)-Chủ tịch Hội nông dân xã Sơn Lang-cho biết: “Hội nông dân xã đã tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kbang cho 257 hộ vay với tổng số tiền hơn 16,3 đồng thông qua 6 tổ vay vốn. Trong đó, nhiều hộ vay là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định”.
6.Trước đây, cuộc sống gia đình chị Đinh Thị Bơ (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang) rất khó khăn. Năm 2019, chị vay 100 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Kbang để mua phân bón chăm sóc 4 ha cà phê và trồng xen 550 cây mắc ca. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn về nông nghiệp nên cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện 2 ha cà phê của gia đình chị đang cho thu hoạch gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Trước đây, cuộc sống gia đình chị Đinh Thị Bơ (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang) rất khó khăn. Năm 2019, chị vay 100 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kbang để mua phân bón chăm sóc 4 ha cà phê và trồng xen 550 cây mắc ca. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn về nông nghiệp nên cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện 2 ha cà phê của gia đình chị đang cho thu hoạch gần 100 triệu đồng mỗi năm.
5.Ông Phạm Văn Công (thôn Thống Nhất, xã Sơn Lang, huyện Kbang) cho biết: Năm 2018, gia đình ông vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội để trồng cây ăn trái. Đến nay, gia đình ông đã trả hết nợ vay và được Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Kbang tạo điều kiện cho vay tiếp 100 triệu đồng để mở rộng quy mô trang trại của gia đình. Hiện nay, vườn cây ăn trái cho thu hoạch mỗi năm 15 tấn cam và quýt, cho thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Ông Phạm Văn Công (thôn Thống Nhất, xã Sơn Lang, huyện Kbang) cho biết: Năm 2018, gia đình ông vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội để trồng cây ăn trái. Đến nay, gia đình ông đã trả hết nợ vay và được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kbang tạo điều kiện cho vay tiếp 100 triệu đồng để mở rộng quy mô trang trại của gia đình. Hiện nay, vườn cây ăn trái cho thu hoạch mỗi năm 15 tấn cam và quýt, cho thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm