Điểm đến Gia Lai

Gia Lai: Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Công thương Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 16/KH-SCT thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024.
Việc phát triển các điểm bán hàng Việt trong tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: V.T

Việc phát triển các điểm bán hàng Việt trong tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: V.T

Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đảm bảo nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng về chất lượng của hàng Việt Nam, từ đó thay đổi thói quen tiêu dùng; đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định cho các doanh nghiệp. Đồng thời, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Nội dung Kế hoạch sẽ tập trung tuyên truyền về “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; quảng bá, giới thiệu, thông tin về các điểm bán hàng Việt Nam đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh đến với các doanh nghiệp, đơn vị và người tiêu dùng. Vận động các doanh nghiệp tổ chức thực hiện hoạt động kích cầu tiêu dùng mang tên “Nhận diện hàng Việt Nam-Tự hào hàng Việt Nam” thông qua các chương trình ưu đãi, khuyến mại nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân, người tiêu dùng trong tỉnh.

Việc tổ chức chương trình, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối. Ảnh: V.T

Việc tổ chức chương trình, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối. Ảnh: V.T

Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam qua việc tổ chức chương trình, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam trên phạm vi cả nước, nhằm kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, thiết lập kênh phân phối. Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại; các phiên chợ; phối hợp với các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các chương trình tại địa phương kết hợp với chương trình hàng Việt Nam về miền núi năm 2024.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam và hàng Việt Nam. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong khuyến khích doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ, mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam thuận tiện, linh hoạt. Tập huấn, đào tạo, lồng ghép triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án của ngành Công thương nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm