Điểm đến Gia Lai

Gia Lai: Tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có văn bản số 1325/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), giám sát nguy cơ ATTP, phòng-chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố...; thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về ATTP...

Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về ATTP, xử lý nghiêm các vi phạm ATTP trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về ATTP, xử lý nghiêm các vi phạm ATTP trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về ATTP, xử lý nghiêm các vi phạm; triển khai các hoạt động phòng-chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, tổ chức điều tra, xử trí, tổng hợp báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Nghiên cứu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo sự cố ATTP theo đúng quy định. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Sở Y tế phối hợp với sở Công Thương, sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện công tác giám sát, phân tích nguy cơ đối với ATTP; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo sự cố ATTP; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.

Sở Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông như: Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai và Báo Gia Lai đẩy mạnh các hoạt động về công tác truyền thông đảm bảo ATTP, phòng-chống ngộ độc thực phẩm năm 2024; tuyên truyền về kiến thức đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh ATTP trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.

UBND tỉnh giao Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh) xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP, giám sát nguy cơ ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh sản xuất chuyên canh, thâm canh rau, quả, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển chăn nuôi trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP; đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh nông, lâm sản và thủy sản thực phẩm bảo đảm an toàn theo chuỗi; triển khai quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định.

Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoá chất bảo quản nông sản thực phẩm và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành; đẩy mạnh việc kiểm soát điều kiện ATTP đối với hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm. Triển khai giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm sản và thuỷ sản thực phẩm trước và sau thu hoạch, khi lưu thông, kinh doanh trên thị trường; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát dịch, bệnh trên đàn vật nuôi và kịp thời xử trí, can thiệp khi phát sinh các bệnh, dịch. Đồng thời phối hợp với đơn vị chức năng của ngành Y tế trong điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm...

Sở Công Thương hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh việc quy hoạch, phát triển các làng nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, quản lý ATTP các chợ theo phân cấp; tăng cường kết nối cung-cầu thực phẩm an toàn theo chuỗi, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm thực phẩm an toàn. Triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, kiểm soát chặt chẽ phương thức bán hàng đa cấp, thương mại điện tử đối với các sản phẩm thực phẩm theo quy định. Thực hiện việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về ATTP đối với chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích và cơ sở thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý theo phân cấp; chú trọng kiểm soát ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, sản phẩm bột và tinh bột, nước giải khát không cồn, các loại trà sữa được pha chế dùng ngay trên địa bàn tỉnh. Tổ chức giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành quản lý; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP. Đồng thời phối hợp với đơn vị chức năng của ngành Y tế trong điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm...

Ngành chức năng kiểm tra ATTP trong Tháng hành động vì ATTP năm 20024 vừa qua. Ảnh: Như Nguyện

Ngành chức năng kiểm tra ATTP trong Tháng hành động vì ATTP năm 20024 vừa qua. Ảnh: Như Nguyện

Các đơn vị thành viên khác của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ tiếp tục thực hiện các nội dung trong kế hoạch số 06/KHBCĐLNATTP ngày 29-2-2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh Gia Lai về việc triển khai công tác đảm bảo ATTP năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban chỉ đạo các địa phương chịu trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bàn; có biện pháp phù hợp nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, ATTP tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất ATTP và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn quản lý.

Có thể bạn quan tâm