Kinh tế

Gia Lai triển khai 5 nhiệm vụ thu hút dự án đầu tư nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 2-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1184/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021-2030.
Nhà máy chế biến chanh dây Quicornac (Khu công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh Hà Duy

Nhà máy chế biến chanh dây Quicornac (Khu công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh Hà Duy

Để triển khai có hiệu quả Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021-2030, Quyết định số 667/QĐ-TTg đã đề ra 9 giải pháp, gồm: triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút ĐTNN; phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan tỏa; phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác ĐTNN; nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN.

Dây chuyền chế biến cà phê tại Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic chi nhánh Gia Lai (Khu công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Dây chuyền chế biến cà phê tại Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic chi nhánh Gia Lai (Khu công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Riêng tại Gia Lai, ngoài 9 giải pháp trên, để tăng cường thu hút các dự án ĐTNN, theo Kế hoạch 1184/KH-UBND có 5 hoạt động, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao cụ thể cho các đơn vị, gồm: rà soát các dự án chậm triển khai, hoạt động không hiệu quả để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới, có nhu cầu dịch chuyển sản xuất (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh chủ trì thực hiện); rà soát các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, đề xuất thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh chủ trì thực hiện); xây dựng kế hoạch hàng năm để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện); xây dựng các gói hỗ trợ đầu tư linh hoạt để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tác động lan tỏa (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện); xây dựng bộ thương hiệu và hình ảnh cấp địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với các quy hoạch phát triển và chiến lược thu hút đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện).

Có thể bạn quan tâm