Kinh tế

Gia Lai: Xuất khẩu mì và sản phẩm từ mì kỳ vọng đạt trên 240 triệu USD vào năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký ban hành Kế hoạch số 1309/KH-UBND ngày 31-5 về triển khai thực hiện “Đề án phát triển bền vững ngành hàng mì đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch đặt ra, phải phát triển ngành hàng mì trên địa bàn tỉnh ổn định, hiệu quả, bền vững; xây dựng liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông thôn; nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường...

Người dân huyện Krông Pa thu hoạch mì, đây là một trong những cây trồng chủ lực của huyện. Ảnh: Lê Nam

Người dân huyện Krông Pa thu hoạch mì, đây là một trong những cây trồng chủ lực của huyện. Ảnh: Lê Nam

Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 sản lượng mì tươi của tỉnh đạt khoảng 1,5-1,6 triệu tấn, diện tích trồng mì sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40-50%; diện tích trồng mì áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt trên 50%; kim ngạch xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì đạt 240 - 250 triệu USD. Tầm nhìn đến năm 2050, ngành hàng mì của Gia Lai tiếp tục phát triển bền vững, có 70 - 80% diện tích trồng mì áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng mì tươi dùng để chế biến sâu chiếm trên 90%, kim ngạch xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì đạt khoảng 300 - 310 triệu USD.

Định hướng đến năm 2030, diện tích trồng mì cả tỉnh khoảng 60-65 ngàn ha, sản lượng củ tươi đạt khoảng 1,5-1,6 triệu tấn; phân bố tại các vùng: phía Đông Bắc và Đông Nam tỉnh khoảng 47-49,5 ngàn ha, sản lượng củ tươi đạt khoảng 1,18-1,22 triệu tấn; phía Tây và Trung tâm của tỉnh khoảng 13-15,5 ngàn ha, sản lượng củ tươi đạt khoảng 0,32-0,38 triệu tấn.

Đến năm 2030, diện tích trồng mì cả tỉnh khoảng 60-65 nghìn ha. Ảnh: Lê Nam

Đến năm 2030, diện tích trồng mì cả tỉnh khoảng 60-65 nghìn ha. Ảnh: Lê Nam

Đồng thời, tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp nhà máy chế biến các sản phẩm từ mì. Đối với vùng phía Đông Bắc và Đông Nam của tỉnh tổng công suất chế biến đạt 0,8-1 triệu tấn củ tươi/năm; phía Tây và Trung tâm của tỉnh tổng công suất chế biến đạt 0,2-0,3 triệu tấn củ tươi/năm.

Có thể bạn quan tâm