Kinh tế

Giá nông sản hôm nay 20-6: Giá cà phê cực kỳ "nhạy cảm", tiêu ít người mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá nông sản hôm nay (20-6), Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) nhận định, giá cà phê đang rất "nhạy cảm" do chịu tác động mạnh trước với những thay đổi về thời tiết tại Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Trong khi đó, giá hồ tiêu đã chạm mốc 80.000 đồng/kg, dù vậy việc mua bán trên thị trường vẫn rất dè dặt.

 Giá nông sản hôm nay (20-6), dự báo giá cà phê toàn cầu sẽ biến động đi ngang hoặc giảm. Ảnh minh hoạ.
Giá nông sản hôm nay (20-6), dự báo giá cà phê toàn cầu sẽ biến động đi ngang hoặc giảm. Ảnh minh hoạ.


Giá cà phê robusta nhiều cơ hội tăng?

Trong tuần vừa qua, giá cà phê robusta đã tăng đột biến, theo đó giá kỳ hạn đã vượt khỏi mức tâm lý quan trọng 2.002 USD/tấn ngày 9.6 nên đã lấy đà cho đợt phục hồi tuần qua. Nhờ đó, giá cà phê nội địa loại 2, 5% đen vỡ giao tại cảng TP.HCM đã đạt 46 triệu đồng/tấn vào ngày cuối tuần vừa qua.

Được biết, Ngân hàng Hà Lan Rabobank vừa nâng dự báo tiêu dùng cà phê toàn cầu trong niên vụ hiện tại thêm 700.000 bao lên 156,2 triệu bao và tăng thêm 1,4 triệu bao trong niên vụ 2017/18 lên 159,8 triệu bao, nhờ kỳ vọng tiêu dùng tăng.

Tình hình này phản ánh rõ ràng trong thực tế khi so sánh giữa dữ liệu nhập khẩu và tồn kho tại các nước tiêu thụ cà phê chính. Tiêu dùng cao đang nhanh chóng hấp thụ nguồn cung trong khi Brazil hiện đang trong niên vụ thấp theo chu kỳ tự nhiên của hoạt động sản xuất cà phê tại nước này.

Do đó, các nhà phân tích đều cho rằng cả về mặt tâm lý lẫn kỹ thuật, đà tăng của cà phê robusta sẽ còn tiếp tục trong tuần này và có thể góp phần đẩy giá cà phê nguyên liệu trong nước lên mức 47.000 đồng/kg.

Theo Rabobank, giá cà phê toàn cầu đang trở nên rất nhạy cảm trước các diễn biến thời tiết bất thường tại Brazil, đặc biệt là trong mùa đông. Bình luận trên được đưa ra khi Brazil đang sắp sửa bước vào giai đoạn rủi ro sương giá tăng cao tại các khu vực miền Nam, với các đợt sương giá trong lịch sử đã đẩy giá cà phê tăng vọt, và châm ngòi cho một đợt dịch chuyển mạnh sản xuất lên phía Bắc từ Parana đến Minas Gerais.


 

Diễn biến giá cà phê Tây Nguyên tuần 12/6 – 17/6. Nguồn: Vinanet.vn
Diễn biến giá cà phê Tây Nguyên tuần 12-6 đến 17-6. Nguồn: Vinanet.vn



Theo thông tin của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 5 của nước ta chỉ đạt 122.163 tấn (tương đương 2,04 triệu bao, bao 60kg), giảm 9,4% so với tháng trước và giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu niên vụ cà phê 2016-2017 đạt tổng cộng 1,1 triệu tấn (xấp xỉ 18,15 triệu bao).

Dự kiến lượng cà phê còn trong nước khoảng 7 triệu bao, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu 4 tháng cuối vụ chỉ khoảng 1,75 triệu bao/tháng và xuất khẩu cho 2 tháng gối vụ hiện chưa có.

Hồ tiêu lấy lại mốc 80.000 đồng/kg

Giá nông sản hôm nay (20-6), dự báo giá hồ tiêu tại các vùng nguyên liệu lớn sẽ tiếp tục tăng theo đà tăng của ngày hôm qua. Tính đến phiên giao dịch ngày 19-6, mặt hàng hồ tiêu đã tăng 5 ngày liên tiếp, với mức tăng từ 4.000 - 7.000 đồng/kg, đưa giá tiêu về lại mức 79.000 – 80.000 đồng/kg của hồi đầu tháng 6.

 

Giá hồ tiêu tham khảo tại một số khu vực trong nước ngày 19.6. Nguồn: tintaynguyen.com. Giá nông sản hôm nay 20.6, dự báo giá hồ tiêu có thể sẽ tăng nhẹ.
Giá hồ tiêu tham khảo tại một số khu vực trong nước ngày 19-6. Nguồn: tintaynguyen.com. Giá nông sản hôm nay 20-6, dự báo giá hồ tiêu có thể sẽ tăng nhẹ.



Mặc dù giá tiêu tại thị trường Việt Nam đang có xu hướng phục hồi, song giá tiêu thế giới vẫn giảm nên thị trường nội địa cũng chưa hết lo lắng. Cụ thể, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ngày 19.6 đạt 50.800 INR/tấn, giảm 0,20% so với phiên trước đó.

 

 Nông dân huyện Đồng Phú (Bình Phước) phơi hạt tiêu. Ảnh: TTXVN
Nông dân huyện Đồng Phú (Bình Phước) phơi hạt tiêu. Ảnh: TTXVN


Theo nhận định của Ban Chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nhìn vào tổng nguồn cung hồ tiêu toàn cầu, 2017 là năm được mùa của nhiều vùng trồng hồ tiêu của Việt Nam. Cùng với diện tích trồng tiêu bùng phát từ năm 2010-2012, nay bắt đầu cho thu hoạch đã khiến sản lượng hồ tiêu tăng mạnh so với năm 2016, góp thêm khoảng 30.000 tấn cho nguồn cung toàn cầu.

Thêm vào đó, 2 nước sản xuất tiêu lớn cũng tăng sản lượng là Ấn Độ và Brazil. Vụ 2017, sản lượng hồ tiêu Ấn Độ tăng khoảng 7.000 tấn so với vụ 2016, Brazil cũng cho sản lượng cao hơn năm trước khoảng 10.000 tấn. Cộng thêm sản lượng khoảng 10.000 tấn của Campuchia - nước mới gia nhập thị trường hồ tiêu thế giới, như vậy tổng nguồn cung hồ tiêu hạt toàn cầu trong những tháng đầu năm cao hơn năm trước 55.000- 60.000 tấn.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm