Kinh tế

Tài chính

Giấc mơ Trung Hoa đang ở đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chừng nào kinh tế chưa vượt Mỹ thì Bắc Kinh đừng mơ đến vị thế của Washington.
“Cuộc suy thoái lần này là một cái gì đó rất đơn giản, đó là kết thúc của trật tự toàn cầu do Hoa Kỳ dẫn đầu”, Ian Bremmer, trưởng nhóm cố vấn rủi ro của Eurasia Group, nói tại Diễn đàn Tài chính và Ngân hàng tại Singapore.
Thông điệp trên không chỉ dành cho những người tham dự, hầu hết các nhà đầu tư chiến lược trước đây đã mua vào những cổ phiếu mất điểm của Mỹ khi mà cổ phiếu Trung Quốc liên tục tăng.
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Vị diễn giả cho rằng có ít nhất hai và có lẽ là cả ba người tiền nhiệm của ông Trump đã “chấp nhận” của sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong một thời gian dài, những đồn đoán đó được chấp nhận. Tuy nhiên, gần đây có nhiều lý do để giải thích cho các giả định về “câu chuyện của sự suy giảm”.
“Tất cả các nền tảng của trật tự do Hoa Kỳ lãnh đạo trong 25 năm qua đã trở thành những rào cản. Đó là một lý do chúng tôi đã bước vào một cuộc suy thoái”, Bremmer nói.
Lý do quan trọng nhất để Mỹ có thể thiết lập trật sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đó là sự thống trị của nền kinh tế, và biện minh quan trọng nhất cho về sự suy thoái của nước Mỹ là sự trỗi dậy thần kỳ của Trung Quốc.
Bắc Kinh không thiếu hụt dữ trữ USD, và tốc độ tăng trưởng GDP đã vượt dự đoán của Hoa Kỳ rất nhiều.
Những sự thật?
Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai nền kinh tế còn rất lớn. Năm ngoái, GDP của Mỹ đạt 19,390 nghìn tỷ USD. Trong khi, GDP năm 2017 của Trung Quốc chỉ là 12,84 nghìn tỷ USD, bằng 66,2% của Mỹ.
Thực tế khoảng cách còn lớn hơn rất nhiều. Cục thống kê quốc gia của Trung Quốc báo cáo tăng trưởng trong nửa đầu năm nay đạt 6,8%, vượt xa tỷ lệ của Mỹ. Tuy nhiên, con số của Bắc Kinh dường như đã được phóng đại lên.
Năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố GDP tăng 6,7%. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một biểu đồ chứng minh con số này có vấn đề vào giữa năm ngoái.
Vậy tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng trong năm 2016 theo Ngân hàng Thế giới là bao nhiêu? Câu trả lời là 1,1%.
Con số 1,1% gây sốc tuy nhiên lại gần với chỉ số tổng thể tốt nhất của hoạt động kinh tế Trung Quốc là tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp. Trong năm 2016, theo số liệu chính thức của Bắc Kinh, chỉ số này tăng 1,4%.
Trái lại, chính sách cắt giảm thuế và các quy định của ông Trump đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ. Trong hai quý đầu năm, nền kinh tế đã tăng 2,2% và 4,2%. Theo dự báo của FED tăng trưởng trong Quý III này cũng là 4,2%.
Phía bên kia, kinh tế Trung Quốc bị bao vây bởi những khoản nợ đang tích lũy ngày một nhanh và những “yếu tố chính trị tiềm tàng” từ chính sách cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình. Các học giả Phương Tây cho rằng, ông Tập đang quay lưng lại với chính sách “cải cách và mở cửa” của ông Đặng Tiểu Bình, người được cho là đặt nền tảng cho sự phát triển thần kỳ của Trung.
Chính quyền Bắc Kinh tăng cường kiểm soát bằng cách tổ chức của một hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội trên toàn quốc, gán điểm cho mọi cư dân thông qua các hành động của mình. Tuy nhiên, việc này dường như chỉ làm gia tăng thêm những bất ổn vốn đã nhen nhóm không ít tại Trung Quốc.
Một lý do nữa để nghi ngờ sự thống trị của Bắc Kinh đó là dân số. Trung Quốc sẽ sớm gia nhập hàng ngũ các quốc gia có dân số già. Theo đánh giá Triển vọng Dân số Thế giới của LHQ năm 2017, dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh 1,44 tỷ người vào cuối thập kỷ tới. Tuy nhiên cuối thế kỷ này, Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 1,02 tỷ người.
Sự suy giảm dân số của Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn với Mỹ. Năm 2015, dân số Trung Quốc gấp 4,4 lần so với Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2100 dự kiến Trung Quốc sẽ có dân số chỉ lớn gấp 2,3 lần Hoa Kỳ.
Sự bùng nổ tăng trưởng trong bốn thập kỷ qua của Trung Quốc xảy ra trong quá trình gặt hái “cổ tức nhân khẩu học”, một sự gia tăng bất thường về quy mô lực lượng lao động.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn chưa cho thấy có thể vượt “bẫy thu nhập trung bình” đáng sợ, và nếu không vượt qua được, nền kinh tế của đất nước này sẽ không bao giờ vượt được Mỹ. Do đó, Bắc Kinh cũng sẽ không bao giờ thống trị được toàn cầu.
Tuy nhiên, bằng nền kinh tế mạnh, Trung Quốc không ngừng củng cố và hiện đại hóa quân đội. Và Bắc Kinh sẽ không thể bảo vệ các quốc gia khác bằng cái gọi sáng kiến “Một Vành đai, Một đường”, một chính sách mà các học giả Mỹ gọi đó là “ngoại giao bóc lột bằng nợ nần”.
Bất chấp dự đoán tại Singapore nền kinh tế Mỹ vẫn rất khỏe mạnh.
Mặc dù giảm mạnh trong tuần này nhưng chỉ số Dow Jones đã tăng 1,4% so với năm ngoái, và S&P 500 là 2,1%. Riêng Nasdaq đã tăng đến 6,2%.
Còn chỉ số chứng khoán của Trung Quốc đang đi theo một diễn biến tồi tệ nhất thế giới trong năm nay. Shanghai Composite giảm 21,9%, Shenzhen Composite giảm 31,9%, trong khi, ChiNext đã giảm sâu đến 28,0%.
Đáng chú ý hơn, đồng NDT đang trên bờ giảm 5,91% so với đồng USD trong năm nay. Nó sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức 6,99 NDT đổi một USD nếu không có sự can thiệp liên tục của nhà nước.  
Tiền cũng đang chảy ra khỏi Trung Quốc, trong năm 2015 và 2016 khoảng 2,1 nghìn tỷ USD được đầu tư ra ngoài. Và việc “chảy máu” chỉ dừng lại vào cuối năm 2016 khi Bắc Kinh quyết định can thiệt mà không báo trước.
Vì vậy, chừng nào chưa vượt mặt được Mỹ về kinh tế thì giấc mơ Trung Hoa vẫn còn xa lắm.
Như Ý (baodatviet)

Có thể bạn quan tâm