Giáo dục

Tuyển sinh

Gợi ý giải đề môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân và "Đi qua cơn giông" của tác giả Anh Ngọc vào đề thi môn ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Các thí sinh tại điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) trong buổi thi môn Ngữ văn. Ảnh: Đức Thụy
Các thí sinh tại điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) trong buổi thi môn Ngữ văn. Ảnh: Đức Thụy

Trong bài thi môn ngữ văn, phần nghị luận văn học yêu cầu từ một đoạn trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, hãy phân tích và nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn thể hiện trong đoạn trích đó. Sau đây là gợi ý giải đề thi

GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI MÔN VĂN TỐT NGHIỆP THPT 2023

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: Thể thơ tự do.

Câu 2: Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè : tiếng sấm, gió, rát mặt, cát bay, lá bay, đá bay.

Câu 3: So sánh mưa ròng ròng và mưa như hành quân. Phép so sánh tạo cho câu thơ sinh động, cụ thể hóa hình ảnh, biểu cảm gần gũi. Mưa như những ngón tay, mưa như đưa trở về tuổi thơ thân yêu.

Câu 4: Cuộc đời con người không chỉ luôn êm ả xuôi dòng như dòng sông ra biển lớn. Mà cũng có những lúc đầy bão giông, trắc trở và chính những bão giông ấy giúp cho chúng ta vững chãi hơn trong cuộc sống. Đồng thời cũng chính những bão giông ấy giúp ta khơi gợi những khát vọng tuổi trẻ, những ước muốn của tương lai.

Phần 2: Làm văn

Câu 1: Đời sống của con người vô cùng đa dạng và phong phú. Trí tuệ và cảm xúc là một khía cạnh độc đáo của loài người. Bên cạnh những ngày mưa là những ngày nắng, đằng sau bóng tối là bình minh, "âm trung hữu dương", bên trong sự đau khổ đôi khi là hạnh phúc, đằng sau cơn giông bão thường là những ngày nắng đẹp. Đời người ai cũng vài lần đi qua giông bão của riêng mình. Trong đoạn thơ trên tác giả đã gởi đến mọi người một thông điệp về giá trị của việc cân bằng cảm xúc.

- Giải thích: Cảm xúc của con người là điều đẹp đẽ, trải nghiệm cần thiết, nhưng cũng khó kiểm soát.

- Vì sao cần làm chủ cảm xúc bản thân:

+ Làm chủ cảm xúc của bản thân sẽ giúp con người hiểu được chính mình, biết lắng nghe, quan sát, tôn trọng cảm xúc bản thân và của người khác.

+ Trong quá trình vun đắp tâm hồn con người, hiểu và làm chủ được cảm xúc của bản thân sẽ ngày càng trưởng thành, nhẫn nại, kiên trì. Hạnh phúc thật sự lớn lao và sâu sắc là những hạnh phúc có được sau những gian nan, trắc trở, cay dắng, và những đau khổ lớn lao.

+ Làm chủ cảm xúc bản thân giúp con người cảm nhận được những giá trị tích cực của cuộc sống, tạo thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Người có cảm xúc, suy nghĩ tích cực sẽ tạo ra trường năng lượng tích cực mang lại cho những người xung quanh mình cảm giác tích cực, tốt đẹp. Cuộc sống thuận lợi, may mắn. Từ đó, cuộc sống con người trở nên có ý nghĩa hơn. Nếu loài người biết kiềm chế tốt cảm xúc và biết dẹp bớt cái tôi của mình thì thế giới đã không có những cuộc chiến tranh phi lý và dân Nhật đã không phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử.

+ Khi làm chủ được cảm xúc bản thân, ta sẽ hướng đến những cảm xúc tích cực, năng lượng tích cực, kiềm chế hoặc hóa giải được những cảm xúc tiêu cực. Từ đó, tạo nên thành công trong giao tiếp, công việc và cả đời sống tinh thần, tình cảm.

+ Người làm chủ được cảm xúc bản thân là người hiểu ta, hiểu người. Quản lý cảm xúc tốt còn là một trong những lợi thế của người làm việc lớn, quản lý nhân sự tốt.

- Bài học mở rộng:

+ Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, năng động, thân ái bằng nhiều nguồn: gần gũi những người có suy nghĩ tích cực, truyền cảm hứng; đọc sách nuôi dưỡng tâm hồn; tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, nghệ thuật; hướng đến những giá trị sống đẹp, lạc quan, sáng tạo.

+ Tôn trọng cảm xúc của người khác, tránh những lời nói, hành động chỉ trích, phán xét, tiêu cực.

+ Sống chậm lại, quan sát để yêu thương nhiều hơn.

+ Đứng trước những bão giông tuổi trẻ phải cân bằng được cảm xúc, nuôi dưỡng khát vọng.

Hãy chân thành khi góp ý, khen ngợi khi cần thiết, chia sẻ khi có cảm xúc tiêu cực: Bài học từ xe rác, bài học từ những câu chuyện truyền cảm hứng….

+ Đừng để cảm xúc tiêu cực lấn chiếm, làm chủ tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.

Khẳng định lại vấn đề: "Cảm ơn mặt trời đã mang đến bình minh, cũng cảm ơn ai làm ra bóng tối. Có hạnh phúc nào không trả bằng đau khổ. Nếu chưa từng biết thế nào là đổ vỡ thì làm sao thấm thía sự yên lành". Làm chủ cảm xúc của bản thân có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay. "Hãy cứ đi về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã sau lưng bạn".

Câu 2: Những nhà văn lớn đều có khuynh hướng viết về những nỗi đau lớn và những thân phận đầy nghiệt ngã. Lòng nhân đạo đã đưa Kim Lân đến những mảnh đời bần hàn, cơ cực. Ông đã quan sát, đồng cảm với những người bị vùi dập ở tận đáy xã hội như Tràng, và cụ Tứ. Ông đã hóa thân vào hoàn cảnh của họ để sống, để yêu, để đau khổ, để khao khát và ước vọng cùng họ.

Có thể bạn quan tâm