Sống trẻ - Sống đẹp

Sống đẹp

Hành trình về nguồn đường Trường Sơn huyền thoại: 'Xương máu tôi để lại nơi này'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiếp sau lễ Kỷ niệm 65 năm mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, các cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh đã có dịp trở lại chiến trường xưa, nơi họ đã từng phải đổ máu, mồ hôi, nước mắt... để bảo vệ huyết mạch tuyến đường.

"Xương máu nằm lại giữa rừng sâu"

Sáng 17.5, sau khi kết thúc lễ Kỷ niệm 65 năm mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, các cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh đã khởi đầu hành trình từ Tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước băng theo tuyến đường Trường Sơn lên xã Thượng Trạch (Quảng Bình).

Anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn và ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam dâng hương tại di tích lịch sử hang Tám Cô. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn và ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam dâng hương tại di tích lịch sử hang Tám Cô. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Dọc hành trình về nguồn, hàng chục cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh đã ghé dâng hương, dâng hoa tại di tích hang Tám Cô, Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng - ATP

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Bách (trú tại Nghệ An) trong giây phút mặc niệm những đồng đội đã ngã xuống, ông xúc động khi nhớ về những tháng ngày oanh liệt, nơi mà chính xương máu của ông cũng nằm lại giữa núi rừng Trường Sơn.

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Bách bày tỏ niềm vui khi trở lại chiến trường xưa. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Bách bày tỏ niềm vui khi trở lại chiến trường xưa. Ảnh: BÁ CƯỜNG

"Tôi là bộ đội lái xe trên chiến trường này, hôm nay dù rất mệt nhưng khi trở lại đây tôi vui lắm, cũng rất xúc động khi đi qua những nẻo đường mà tôi cùng đồng đội đã đồng hành cùng nhau để hành quân", ông Bách xúc động.

Ông Bách bị mất một phần của cánh tay phải cũng từ những năm tháng chiến tranh ác liệt, người cựu chiến binh cũng sẵn sàng hy sinh xương máu của mình, cùng với đồng đội bảo vệ huyết mạch tuyến đường, để những chuyến xe chở hàng hóa tiếp viện luôn được suôn sẻ.

Trải qua hành trình dài, nhiều cựu thanh niên xung phong đã thấm mệt nhưng vẫn cố gắng leo bậc thang để đến được Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Đường 20 Quyết Thắng. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Trải qua hành trình dài, nhiều cựu thanh niên xung phong đã thấm mệt nhưng vẫn cố gắng leo bậc thang để đến được Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Đường 20 Quyết Thắng. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Để đến được Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Đường 20 Quyết Thắng (xã Thượng Trạch) đoàn công tác phải trải qua một quãng đèo dốc rất dài, ai nấy cũng đổ mồ hôi, mệt nhọc thế nhưng khi đến nơi, dù phải leo gần 100 bậc thang để vào dâng hương, các cựu thanh niên xung phong vẫn cố gắng hết sức, dìu dắt nhau bước từng bậc để đến đích, tri ân đồng đội.

"Có tuổi rồi nên chuyến đi dài, bậc thang cao cũng mệt đấy, nhưng làm sao mệt nhọc bằng những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đã đến đây rồi thì cùng nhau vào đền tri ân, tưởng nhớ đồng đội", ông Nguyễn Huy Thương, cựu thanh niên xung phong chia sẻ.

"Nhắn nhủ thế hệ trẻ tiếp bước cha anh"

59 năm trước, chàng thiếu niên trẻ Trần Xuân Bình (quê Hà Tĩnh) đang là học sinh lớp 10 với ước mơ thi vào Đại học Tổng hợp, thế nhưng khi hay tin có chủ trương thành lập đội TNXP Hà Tĩnh, chàng trai trẻ đã tự nguyện nộp đơn xin được tham gia.

Ông Trần Xuân Bình bỏ học để tự nguyện tham gia đội TNXP Hà Tĩnh. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Ông Trần Xuân Bình bỏ học để tự nguyện tham gia đội TNXP Hà Tĩnh. Ảnh: BÁ CƯỜNG

"Trọng điểm Cà Roòng chính là nơi đầu tiên tôi đặt chân đến sau khi tự nguyện tham gia đội TNXP Hà Tĩnh. Hồi đó ai không được đi buồn lắm, chúng tôi vào đây dù nguy hiểm nhưng vẫn thấy tự hào khi cảm thấy bản thân mình đã có trách nhiệm, ý thức với quê hương, đất nước", ông Trần Xuân Bình, cựu thanh niên xung phong cho biết.

Qua câu chuyện đó, ông Bình cũng nhắn nhủ đến thế hệ trẻ sẽ luôn biết cách phát huy tinh thần yêu nước, giữ vững ý chí, phấn đấu để bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước.

Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi đứng trước bia tưởng niệm ghi tên những đồng đội đã ngã xuống. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi đứng trước bia tưởng niệm ghi tên những đồng đội đã ngã xuống. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Xuyên suốt hai ngày diễn ra lễ Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại, các cựu thanh niên xung phong sau khi tham dự, chứng kiến các hoạt động được thế hệ trẻ tổ chức, tri ân thế hệ trước. Nhiều cựu binh bày tỏ niềm vui và hy vọng các đoàn viên thanh niên sẽ luôn biết cách để tiếp bước tinh thần, ý chí của những người đi trước.

Sáng nay, phát biểu tại lễ kỷ niệm, em Lê Thị Thu Hiền (học sinh Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp) đại diện cho thế hệ trẻ Quảng Bình đã bày tỏ niềm vinh dự khi được gặp gỡ các cựu thanh niên xung phong.

Em Lê Thị Thu Hiền đại diện cho thế hệ trẻ Quảng Bình phát biểu tại lễ Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại. Ảnh: BÁ CƯỜNG

Em Lê Thị Thu Hiền đại diện cho thế hệ trẻ Quảng Bình phát biểu tại lễ Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại. Ảnh: BÁ CƯỜNG

"Đại diện cho thế hệ trẻ Quảng Bình, chúng cháu nguyện không quản ngại khó khăn, gian khổ sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì tổ quốc cần, chung sức cùng cộng đồng quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng tổ quốc", Hiền nói.

Có thể bạn quan tâm