Kinh tế

Hướng đi đầy triển vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc hình thành và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm hạt nhân để thúc đẩy phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một định hướng chiến lược đúng đắn về phát triển nông nghiệp tỉnh nhà. Đồng thời, nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của Gia Lai.

 

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trương Phước Anh nêu rõ: Việc xác định triển vọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Ảnh: Trần Dung
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trương Phước Anh nêu rõ: Việc xác định triển vọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Ảnh: Trần Dung
Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.

Gia Lai là địa phương có nhiều tiềm năng và triển vọng cho việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Với diện tích đất tự nhiên lớn thứ 2 cả nước (1,5 triệu ha) Gia Lai có thế mạnh về phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, cao su và nhiều loại cây loại cây trồng khác. Do có lợi thế là tỉnh phía Bắc của vùng Tây Nguyên có giao thông thuận tiện, có cảng hàng không, gần cảng biển Quy Nhơn, có quỹ đất dồi dào, khí hậu thời tiết phù hợp… thời gian qua, Gia Lai cũng đã đầu tư thí điểm một số một số mô hình sản xuất giống cây có năng suất cao áp dụng công nghệ tiên tiến và cũng đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, quy mô và mức độ đầu tư của các mô hình ứng dụng công nghệ cao này còn ở mức hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là đầu tàu thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh. Mặt khác, những mô hình diện tích nhỏ lẻ này cũng không thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhấn mạnh về vấn đề này, ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: “Phát triển nông nghiệp ứng dụng cao là xu hướng tất yếu của nông nghiệp tỉnh Gia Lai. Để thực hiện vấn đề này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Gia Lai cần tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh ứng dụng vào thực tiễn”.

 

Tham quan mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Trần Dung
Tham quan mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Trần Dung

Đối với Gia Lai, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đó là: Tăng cường chế biến sâu các sản phẩm có lợi thế của Gia Lai như: mía đường, cà phê, cao su, tiêu, điều…; Sản xuất các loại cây giống chất lượng cao bằng áp dụng công nghệ sinh học; Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm tiên tiến của thế giới vào điều kiện của Gia Lai.  Bên cạnh đó, những lĩnh vực tỉnh Gia Lai đang cần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả như: tổ chức sản xuất các mô hình sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, xây dựng cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật  trong sản xuất… Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai Trương Phước Anh nêu rõ: “Đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngoài mục đích sản xuất các loại giống cây, giống con có chất lượng cao bằng áp dụng công nghệ sinh học, thử nghiệm những thành tựu mới về hoa học công nghệ tong nông nghiệp để nông dân học tập. Từ đó, áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Việc xác định triển vọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách nhằm thúc đẩy nông nghiệp Gia Lai phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững”.  

Định hướng nghiên cứu khoa học trong thời gian tới nhằm phục vụ phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Gia Lai, PGS.TS Nguyễn Văn Nam (Trường Đại học Tây Nguyên) phân tích: “Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp tỉnh sẽ được phát triển theo từng gia đoạn và mức độ phát triển khác nhau của địa phương. Tạo những giống mới thông qua tổng hợp các kỹ thuật gen di truyền và tạo giống, công nghệ gen; sử dụng kỹ thuật mới trong việc nhân giống cây trồng. Nghiên cứu chọn lọc và sử dụng các dòng vi sinh vật để sản xuất enzyme sinh học trong nghành chế biến cà phê, hồ tiêu…”.

 

PGS.TS Nguyễn Văn Nam (Trường Đại học Tây Nguyên) phân tích Định hướng nghiên cứu khoa học trong thời gian tới nhằm phục vụ phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung
PGS.TS Nguyễn Văn Nam (Trường Đại học Tây Nguyên) phân tích Định hướng nghiên cứu khoa học trong thời gian tới nhằm phục vụ phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung

Hiện nay, các mối liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn lỏng lẽo, nhiều hạn chế. Người sản xuất thì mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đảm bảo người tiêu dùng. Doanh nghiệp thì đầu tư sản xuất hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn. Việc liên ết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo “thuận mua vừa bán”. Do đó, muốn liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì cần bám sát nguyên tắc điều tiết thị trường. Đảm bảo sự hài hòa giữa các bên tham gia. “Nông dân chúng tôi rất quan tâm tới đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của mình. Tôi nghĩ, quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp không nên giao dịch mang tính thời vụ mà nó phải được đồng hành cùng nhau từ khâu sản xuất đến khâu phân phối đến tay người tiêu dùng”- Anh Ksor Blak (nông dân xã Phú Cần-huyện Krông Pa) chia sẻ.

Minh Dung

Có thể bạn quan tâm