Ảnh đẹp

Huyền bí dòng sông 'nắng đục, mưa trong' nổi tiếng ở Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sông An Cựu nổi tiếng với hiện tượng 'nắng đục, mưa trong' trái ngược với các dòng sông thông thường. Hiện tượng này gắn với một truyền thuyết nhuốm màu huyền bí của xứ Huế.
Nằm ở phía Nam thành phố Huế , sông An Cựu là một con sông có vai trò rất quan trọng trong lịch sử và văn hóa của Cố đô Huế.
Nằm ở phía Nam thành phố Huế , sông An Cựu là một con sông có vai trò rất quan trọng trong lịch sử và văn hóa của Cố đô Huế.
Con sông này được vua Gia Long cho đào vào năm 1816 nhằm khơi thông sông Hương với sông Đại Giang, nhập vào phá Hà Trung, góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy của Huế.
Con sông này được vua Gia Long cho đào vào năm 1816 nhằm khơi thông sông Hương với sông Đại Giang, nhập vào phá Hà Trung, góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy của Huế.
 Vì mang ý nghĩa thủy lợi to lớn, sông được vua Minh Mạng đổi tên là sông Lợi Nông vào năm 1821. Ngoài ra sông còn có các tên gọi khác là sông có Phủ Cam, Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan... Nhưng người dân Huế vẫn quen gọi là sông An Cựu.
Vì mang ý nghĩa thủy lợi to lớn, sông được vua Minh Mạng đổi tên là sông Lợi Nông vào năm 1821. Ngoài ra sông còn có các tên gọi khác là sông có Phủ Cam, Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan... Nhưng người dân Huế vẫn quen gọi là sông An Cựu.
 Toàn bộ dòng sông dài khoảng 30km, khởi đầu từ sông Hương đoạn cuối cồn Dã Viên, chảy qua địa phận thành phố Huế, thị xã Hương Thủy rồi đổ vào phá Hà Trung.
Toàn bộ dòng sông dài khoảng 30km, khởi đầu từ sông Hương đoạn cuối cồn Dã Viên, chảy qua địa phận thành phố Huế, thị xã Hương Thủy rồi đổ vào phá Hà Trung.
Sông An Cựu là một dòng sông gắn liền với nhiều địa danh lịch sử của Cố đô Huế.
Sông An Cựu là một dòng sông gắn liền với nhiều địa danh lịch sử của Cố đô Huế.
 
 Ở đoạn đầu của sông có Bến Ngự, là nơi để thuyền rồng của nhà vua cập bến mỗi khi đi tế trời ở Đàn Nam Giao, nay là khu vực cầu Bến Ngự. Phía hạ lưu có các hành cung Thần Phù, Thuận Trực để vua tạm nghỉ trong những lần về chơi ở phá Hà Trung hoặc về rừng Đông Lâm săn bắn.
Ở đoạn đầu của sông có Bến Ngự, là nơi để thuyền rồng của nhà vua cập bến mỗi khi đi tế trời ở Đàn Nam Giao, nay là khu vực cầu Bến Ngự. Phía hạ lưu có các hành cung Thần Phù, Thuận Trực để vua tạm nghỉ trong những lần về chơi ở phá Hà Trung hoặc về rừng Đông Lâm săn bắn.
Đặc biệt, bờ sông An Cựu là nơi tập trung nhiều phủ đệ của các hoàng thân nhà Nguyễn. Nổi tiếng nhất trong số đó là cung An Định (số 97 đường Phan Đình Phùng), là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được thái tử Vĩnh Thụy (Bảo Đại) thừa kế.
Đặc biệt, bờ sông An Cựu là nơi tập trung nhiều phủ đệ của các hoàng thân nhà Nguyễn. Nổi tiếng nhất trong số đó là cung An Định (số 97 đường Phan Đình Phùng), là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được thái tử Vĩnh Thụy (Bảo Đại) thừa kế.
 
Một phủ đệ nổi tiếng khác là phủ Tùng Thiện vương (số 91 Phan Đình Phùng), nơi ở của Nguyễn Phúc Miên Thẩm, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em trai của vua Thiệu Trị. Đây là công trình tiêu biểu cho kiến trúc phủ đệ ở Cố đô Huế.
Một phủ đệ nổi tiếng khác là phủ Tùng Thiện vương (số 91 Phan Đình Phùng), nơi ở của Nguyễn Phúc Miên Thẩm, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em trai của vua Thiệu Trị. Đây là công trình tiêu biểu cho kiến trúc phủ đệ ở Cố đô Huế.
Cách phủ Tùng Thiện vương không xa, ở số 145 Phan Đình Phùng là nhà lưu niệm bà Từ cung, tức Đoan Huy Hoàng thái hậu, vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại. Ngôi nhà là nơi bà Từ cung sống từ năm 1955 đến khi qua đời năm 1980.
Cách phủ Tùng Thiện vương không xa, ở số 145 Phan Đình Phùng là nhà lưu niệm bà Từ cung, tức Đoan Huy Hoàng thái hậu, vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại. Ngôi nhà là nơi bà Từ cung sống từ năm 1955 đến khi qua đời năm 1980.
 
 Bên cạnh các phủ đệ, bờ sông An Cựu cũng là nơi tọa lạc của hai nhà thờ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo ở Huế. Đầu tiên là Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế, được khởi công vào tháng 1/1959 và khánh thành vào tháng 8/1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.
Bên cạnh các phủ đệ, bờ sông An Cựu cũng là nơi tọa lạc của hai nhà thờ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo ở Huế. Đầu tiên là Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế, được khởi công vào tháng 1/1959 và khánh thành vào tháng 8/1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.
Nhà thờ thứ hai là nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, có lịch sử từ năm 1682, được xây lại theo bản thiết kế năm 1960 của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ -
Nhà thờ thứ hai là nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, có lịch sử từ năm 1682, được xây lại theo bản thiết kế năm 1960 của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ - "cha đẻ" của công trình Dinh Độc Lập ở Sài Gòn.
Một công trình lịch sử quan trọng khác của Huế nằm bên bờ sông An Cựu là nhà ga Huế, được người Pháp xây dựng năm 1908. Đây là một trong những nhà ga cổ nhất Việt Nam còn tồn tại.
Một công trình lịch sử quan trọng khác của Huế nằm bên bờ sông An Cựu là nhà ga Huế, được người Pháp xây dựng năm 1908. Đây là một trong những nhà ga cổ nhất Việt Nam còn tồn tại.
Sông An Cựu nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục, mưa trong” trái ngược với các dòng sông thông thường. Hiện tượng này gắn với một truyền thuyết nhuốm màu huyền bí của xứ Huế.
Sông An Cựu nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục, mưa trong” trái ngược với các dòng sông thông thường. Hiện tượng này gắn với một truyền thuyết nhuốm màu huyền bí của xứ Huế.
Theo truyền thuyết, trong quá trình đào sông An Cựu, hang động của một con thuồng luồng khổng đã vô tình bị mở. Mỗi khi trời nắng, con thuồng luồng không chịu được thời tiết nóng trở nên dữ tợn, vẫy vùng, khuấy đảo phù sa, làm đục ngầu cả dòng nước.
Theo truyền thuyết, trong quá trình đào sông An Cựu, hang động của một con thuồng luồng khổng đã vô tình bị mở. Mỗi khi trời nắng, con thuồng luồng không chịu được thời tiết nóng trở nên dữ tợn, vẫy vùng, khuấy đảo phù sa, làm đục ngầu cả dòng nước.
 
Còn những ngày tiết trời mát mẻ, thuồng luồng nằm im trong hang động, dòng sông không bị khuấy đảo, nước sông An Cựu trở nên trong vắt.
Còn những ngày tiết trời mát mẻ, thuồng luồng nằm im trong hang động, dòng sông không bị khuấy đảo, nước sông An Cựu trở nên trong vắt.
Trên lý giải khoa học, do sông An Cựu là dòng sông đào nhận nước từ sông Hương trong xanh chảy về Phá Hà trung và ra biển nên ngay cả những ngày mưa nước vẫn ít khi đục vì không có nước nguồn trên núi chảy về.
Trên lý giải khoa học, do sông An Cựu là dòng sông đào nhận nước từ sông Hương trong xanh chảy về Phá Hà trung và ra biển nên ngay cả những ngày mưa nước vẫn ít khi đục vì không có nước nguồn trên núi chảy về.
 Trái lại, mùa nắng hạn, nước sông cạn, có khi cạn gần đến đáy sông và lại có màu vàng đục của lớp phù sa dưới đáy.
Trái lại, mùa nắng hạn, nước sông cạn, có khi cạn gần đến đáy sông và lại có màu vàng đục của lớp phù sa dưới đáy.
Trong một thời gian dài, sông An Cựu từng có nguy cơ trở thành sông
Trong một thời gian dài, sông An Cựu từng có nguy cơ trở thành sông "chết" do tình trạng ô nhiễm và dòng chảy bị nghẽn do tình trạng xả rác thải bừa bãi, bèo mọc đầy sông.
 
Để trả lại vẻ đẹp vốn có của dòng sông, trong những năm qua, thành phố Huế đã giải tỏa nhiều hộ dân sống dọc hai bên bờ sông, xây dựng hệ thống kè chống xói lở, nạo vét dòng sông, vớt bèo, vớt rác…
Để trả lại vẻ đẹp vốn có của dòng sông, trong những năm qua, thành phố Huế đã giải tỏa nhiều hộ dân sống dọc hai bên bờ sông, xây dựng hệ thống kè chống xói lở, nạo vét dòng sông, vớt bèo, vớt rác…
 
 
Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, đến nay, sông An Cựu đã trở nên trong xanh và trở thành một điểm du ngoạn bằng thuyền nhiều tiềm năng của Cố đô Huế.
Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, đến nay, sông An Cựu đã trở nên trong xanh và trở thành một điểm du ngoạn bằng thuyền nhiều tiềm năng của Cố đô Huế.
Quốc Lê (kienthuc)

Có thể bạn quan tâm