Xã hội

Khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C và những sự kiện giáo dục nổi bật 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

2019 được xem là năm bản lề để ngành giáo dục thực hiện những giải pháp mang tính đột phá, bước chạy đà quan trọng để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đây cũng là năm chứng kiến hàng loạt sự kiện giáo dục đáng chú ý. Cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện này trước khi bước sang năm 2020.

Năm 2019, những bất cập về quy định chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên nhận được sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Nhóm PV
Năm 2019, những bất cập về quy định chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên nhận được sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Nhóm PV



"Khai tử" chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A-B-C

Năm 2019, Báo Lao Động có 3 loạt bài phản ánh những bất quy định về chứng chỉ trong nâng ngạch, thăng hạng bị áp đặt một cách rất rập khuôn, máy móc, khiến đội ngũ công chức, viên chức khổ sở bổ sung hoàn thiện.

Những "giấy phép con" đó đã tạo ra những hành vi tiêu cực, gian lận để "đạt chuẩn" theo yêu cầu. Đồng thời cũng tạo "vùng đất màu mỡ" cho các đối tượng “cò bằng cấp”, “cò chứng chỉ” sống gửi.  


 

 



Trước phản ánh này, Bộ GDĐT cũng kịp thời xử lý các đơn vị sai phạm và ban hành Thông tư bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A-B-C đã chính thức bị bãi bỏ bằng việc dừng kiểm tra và cấp từ 15.1.2020.

Vấn đề Báo Lao Động phản ánh cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan. Trước diễn đàn Quốc hội,  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định về chứng chỉ.

Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực

Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019 với nhiều điểm mới, tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam.  

Theo nhận định của nhiều nhà giáo, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng, bảo đảm hội nhập quốc tế.  


 

Không phân biệt bằng chính quy và tại chức là điểm mới của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi
Không phân biệt bằng chính quy và tại chức là điểm mới của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi



Quốc hội thông qua Luật Giáo dục năm 2019

Ngày 14.6.2019 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Giáo dục.

Với 9 chương, 115 điều, Luật Giáo dục năm 2019 có 7 điểm mới căn bản về liên thông, phân luồng, loại hình trường học, chính sách với sinh viên sư phạm, nâng chuẩn trình độ giáo viên....


 

 Luật Giáo dục 2019 có nhiều chính sách mới tác động đến giáo viên.
Luật Giáo dục 2019 có nhiều chính sách mới tác động đến giáo viên.



Lần đầu tiên Việt Nam có học sinh đạt điểm tuyệt đối phần thi thực hành

Năm 2019 các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế của Việt Nam đã giành được nhiều thành tích, trong đó có 25 huy chương (11 Huy chương Vàng, 10 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng).


 

Trần Bá Tân - thí sinh đầu tiên của Việt Nam đạt điểm tuyệt đối tại phần thi thực hành Hóa học.
Trần Bá Tân - thí sinh đầu tiên của Việt Nam đạt điểm tuyệt đối tại phần thi thực hành Hóa học.



Lần đầu tiên Việt Nam có học sinh đạt điểm tuyệt đối phần thi thực hành Hóa học. Đó là Trần Bá Tân, học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã xuất sắc giành Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2019. Tân cũng là thí sinh đạt điểm tuyệt đối 40/40 trong phần thi thực hành được Ban tổ chức vinh danh.

 

 
Năm 2019, học sinh Việt Nam giành được nhiều thành tích trogn cuộc thi Olympic.
Năm 2019, học sinh Việt Nam giành được nhiều thành tích trogn cuộc thi Olympic.



Ngoài ra, năm 2019, Việt Nam còn đứng đầu thế giới tại kỳ thi Olympic Thiên văn học. Học sinh mang về vinh quang cho Việt Nam là Nguyễn Mạnh Quân - học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Công bố danh mục sách giáo khoa lớp 1


 

 

Chiều 22.11, sau quá trình thẩm định, Bộ GDĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn cho chương trình giáo dục phổ thông mới, của 3 nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam, Đại học sư phạm Hà Nội và Đại học sư phạm TPHCM. Trong đó sách của NXB Giáo dục Việt Nam chiếm áp đảo với 24/32 cuốn.

Cũng liên quan đến sách giáo khoa, 1 năm qua đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề lựa chọn sách giáo khoa. Điều này cho thấy sự quan tâm, cũng như mong muốn của phụ huynh về việc có được sự công bằng, minh bạch, vì mục tiêu bộ SGK tốt nhất đến được với học sinh.

Xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng

Trong bức tranh giáo dục năm 2019, các vấn đề liên quan đến thừa thiếu giáo viên, biên chế giáo viên liên tục được nhắc đến trên truyền thông.


 

 Vấn đề đảm bảo chính sách cho giáo viên hợp đồng làm nóng dư luận suốt 1 năm qua.
Vấn đề đảm bảo chính sách cho giáo viên hợp đồng làm nóng dư luận suốt 1 năm qua.



Tháng 11.2019, Bộ Nội vụ có công văn số 5378/BNV-CCVC gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương yêu cầu thực hiện xét tuyển đặc cách với giáo viên hợp đồng đóng bảo hiểm từ 2015 trở về trước.

Hiện các địa phương trên cả nước đang tiến hành rà soát số lượng giáo viên hợp đồng để xét tuyển đặc cách, đảm bảo quyền lợi chính đáng của giáo viên.

 

https://laodong.vn/giao-duc/khai-tu-chung-chi-ngoai-ngu-a-b-c-va-nhung-su-kien-giao-duc-noi-bat-2019-773831.ldo

Theo Đặng Chung (Báo Lao Động)

Có thể bạn quan tâm