Thời sự - Sự kiện

Thời sự quốc tế

Kịch bản ông Joe Biden rời cuộc đua tổng thống Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Màn tranh luận kém hiệu quả của Tổng thống Joe Biden khiến các thành viên Đảng Dân chủ hoài nghi rằng liệu ông có rời khỏi cuộc đua tổng thống hay không.

Đây vốn không phải là một tiến trình dễ dàng vì ông Biden đã gần như là ứng viên chính thức của Đảng Dân chủ và là sự lựa chọn áp đảo của cử tri trong các cuộc bầu cử sơ bộ.

Theo đài CNN, ông Biden gặp rất ít sự phản đối trong cuộc bầu cử sơ bộ và việc ông giành được gần như tất cả sự ủng hộ của các đại biểu Đảng Dân chủ đồng nghĩa với việc rất khó có khả năng ông sẽ bị buộc rời khỏi cuộc đua trái với ý muốn.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson. Ảnh: Reuters

Còn trong trường hợp ứng viên hàng đầu từ bỏ chiến dịch tranh cử sau hầu hết các cuộc bầu cử sơ bộ hoặc thậm chí trong thời gian đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ thì các đại biểu sẽ phải chọn ra ứng viên thay thế.

Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ sẽ diễn ra tại Chicago vào tháng 8 tới.

Điều này sẽ đặt ra câu hỏi về việc những đại biểu bỏ phiếu sẽ là ai. Đảng Dân chủ ra thời hạn là ngày 22-6 để các bang lựa chọn hơn 3.900 đại biểu - hầu hết đều đã cam kết ủng hộ ông Biden – như một phần của quy trình sơ bộ. Những đại biểu này không chỉ cam kết bỏ phiếu cho ông Biden mà còn được chiến dịch của ông chấp thuận.

Chính vì vậy, khi đa số đại biểu đại hội quyết định chọn một ứng viên mới, đòi hỏi phải có sự đổi ý đáng kể từ chính những người ủng hộ Tổng thống Biden.

Trong trường hợp ứng viên tổng thống tự rời cuộc đua sau đại hội, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa có những phương pháp khác nhau để giải quyết.

Về cách xử lý của Đảng Dân chủ, Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ được trao quyền chọn ra một ứng viên theo quy định của đảng sau khi chủ tịch đảng tham khảo ý kiến của các thống đốc và lãnh đạo quốc hội theo đảng này.

Về phía Đảng Cộng hòa, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa có thể triệu tập lại đại hội toàn quốc hoặc tự chọn một ứng cử viên mới.

Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson hôm 28-6 cho rằng nội các Mỹ nên cân nhắc kích hoạt Tu chính án 25 để phế truất Tổng thống Biden sau màn tranh luận gây thất vọng với ông Trump.

Ông Johnson nói: "Các đối thủ của Mỹ đều nhìn thấy điểm yếu trong Nhà Trắng. Tôi không vui khi nói về điều đó. Tôi nghĩ đây là một tình huống rất nguy hiểm".

Nhấn mạnh rằng Đảng Dân chủ đang "hoảng sợ" sau màn thể hiện của ông Biden, ông Johnson nói: "Nếu là thành viên Đảng Dân chủ, tôi cũng sẽ hoảng loạn. Có lẽ đảng Dân chủ biết họ đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Nhưng đó không chỉ là vấn đề chính trị hay của riêng đảng Dân chủ mà là của cả nước. Chúng ta gặp vấn đề nghiêm trọng bởi có một tổng thống đang cho thấy ông ấy không phù hợp với nhiệm vụ".

Nghị sĩ Chip Roy cũng đã đệ trình một nghị quyết kêu gọi Phó Tổng thống Kamala Harris triệu tập nội các để viện dẫn Tu chính án thứ 25 và thực thi quyền lực với tư cách là quyền tổng thống.

Theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ, phó tổng thống và đa số thành viên nội các có thể bỏ phiếu tuyên bố tổng thống không thể thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của mình, đồng thời trao cho phó tổng thống đảm nhiệm quyền tổng thống.

Có thể bạn quan tâm