TN - Đất & Người

Lâm Đồng: Thêm ổ dịch tả lợn châu Phi mới, số lợn chết tăng nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngoài ổ dịch tả lợn Châu Phi đã phát hiện trước đó tại huyện Đức Trọng, lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, địa phương đã xuất thêm một ổ dịch mới, số lượng heo chết tăng nhanh.
Chiều 1/7, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết ngoài địa phương đầu tiên xuất hiện dịch tả lợn châu Phi là xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng) thì dịch bệnh này đã xuất hiện thêm tại xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên). Ngoài ra, tại huyện Đức Trọng dịch đã lan ra xã Phú Hội, thị trấn Liên Nghĩa và huyện này đã phải công bố dịch ở quy mô cấp huyện.
Cũng theo ông Sơn, tình trạng dịch tả heo Châu Phi xuất hiện ở Lâm Đồng đang lây lan rất nhanh, rất vất vả trong việc chống dịch cũng như tiêu hủy và tiêu độc khử trùng.
 
Dịch tả lợn châu Phi đang lây lan rất nhanh tại Lâm Đồng. Ảnh: Văn Long.
Tính đến cuối ngày 30/6, toàn tỉnh Lâm Đồng có 785 con heo chết do dịch tả châu Phi của 48 hộ và đã được lực lượng chức năng tiêu hủy 770 con với trọng lượng trên 104.000 kg.
"Trước tình trạng dịch tả heo châu Phi đang lây lan rất nhanh người dân không nên tăng đàn heo nhằm tránh thiệt hại cho người dân và kinh tế hỗ trợ từ Trung ương. Các ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng nỗ lực cử nhiều lực lượng chốt chặn, khi phát hiện heo bị dịch tiến hành tiêu hủy, đốt trước khi chôn lấp và tiêu độc khử trùng những địa phương xuất hiện ổ dịch..." - ông Sơn khuyến cáo.
 
Tại Lâm Đồng đang ưu tiên sử dụng phương pháp đốt sau đó mới chôn lấp lợn dịch. Ảnh: Văn Long.
Ông Sơn cho biết thêm, hơn 2 tháng qua, dịch lở mồm long móng đã hoành hành tại địa phương. Đến nay lại xuất hiện thêm dịch tả lợn Châu Phi nên địa phương phải đối mặt với tình trạng thiếu quỹ đất chôn xác động vật chết.
Đặc biêt, tại Lâm Đồng, lãnh đạo địa phương ưu tiên phương pháp xử lý lợn dịch bằng cách đốt sau đó mới chôn lấp. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp tỉnh phương pháp này có ưu điểm là trong quá trình đốt, một phần vi khuẩn truyền bệnh đã chết, nên khi chôn xuống đất hạn chế ô nhiễm nguồn nước rất nhiều. Ngoài ra, khối lượng và trọng lượng của xác động vật giảm rất nhiều trong quá trình đốt, nên giảm đáng kể diện tích chôn lấp.
Văn Long (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm