TN - Đất & Người

Lâm Đồng: Vị bác sỹ của buôn làng K'Ho đồng hành chống dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, Trưởng Trạm Y tế xã Tam Bố, huyện Di Linh nhận xét K’Binh là một bác sỹ có năng lực và hiền lành, thân thiện với bệnh nhân; đặc biệt với người đồng bào dân tộc....

 
Lãnh đạo tỉnh và ngành y tế Lâm Đồng tiễn đoàn bác sỹ, điều dưỡng lên đường chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Nguồn: baolamdong.vn
Lãnh đạo tỉnh và ngành y tế Lâm Đồng tiễn đoàn bác sỹ, điều dưỡng lên đường chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Nguồn: baolamdong.vn
Sau gần 2 tháng xung phong hỗ trợ miền Nam chống dịch, đến lúc quay về địa phương, bác sỹ K’Binh, Trạm Y tế xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, lại sát cánh cùng đội ngũ y tế địa phương “chiến đấu” với dịch COVID-19.
Đặc biệt, bác sỹ K’Binh còn tham gia tuyên truyền về phòng, chống dịch cho bà con trong buôn làng K’Ho.
“Xuống núi” chống dịch
Tháng 8/2021 là thời điểm dịch COVID-19 còn khá căng thẳng ở phía Nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Hưởng ứng lời kêu gọi của ngành Y tế, bác sỹ K’Binh, Trạm Y tế xã Tam Bố, huyện Di Linh, cùng gần 50 đồng nghiệp tự nguyện “xuống núi,” xung phong về tuyến đầu hỗ trợ chống dịch.
Ngay khi xuống tới tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh, cả đoàn được chia thành hai nhóm, phân công nhận nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến số 1 (tại khu vực Đại học Quốc gia, Thủ Đức). Chưa kịp làm quen với khí hậu nóng bức của miền Nam, bác sỹ K’Binh đã được nhận “đồ nghề” đến làm nhiệm vụ tại phòng ICU- tầng điều trị thứ 2, là tầng dành cho bệnh nhân có triệu chứng nặng ở bệnh viện dã chiến.
K’Binh chia sẻ lần đầu tiên được tiếp cận, làm việc ở khu vực quan trọng trong bệnh viện anh cũng không khỏi hồi hộp, lo lắng. Tuy nhiên, anh cũng được các đồng nghiệp hướng dẫn tận tình, đặc biệt về các biện pháp phòng dịch cho bản thân bởi nguy cơ lây nhiễm ở đây rất cao. “Mình cũng được làm quen với quy trình phân loại và điều trị ban đầu cho các bệnh nhân tại đây. Từ đó, sớm nhận biết người chuyển biến nặng để có thể kịp thời chuyển lên tầng điều trị cao hơn,” bác sỹ K’Binh cho hay.
biết đến mệt mỏi, miệt mài chăm sóc cho các bệnh nhân. K’Binh cho biết sau nhiều ngày túc trực, anh nhận ra chỉ thích làm việc vào ban đêm bởi thời tiết mát mẻ nên mặc đồ bảo hộ thấy thoải mái, không bị đổ mồ hôi, mất nước như ban ngày. “Điều đáng quý là sau thời gian trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân nặng, tôi đã học hỏi được các kinh nghiệm trong phân loại, nhận biết dấu hiệu khi bệnh nhân trở nặng hoặc các thao tác sử dụng máy thở hiện đại mà khi ở địa phương chỉ được biết qua lý thuyết,” bác sỹ K’Binh nói.
Sát cánh cùng buôn làng
Cuối tháng 10/2021, khi tình hình dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh tạm ổn, đoàn bác sỹ tỉnh Lâm Đồng quay trở về địa phương. Tuy nhiên, cũng không phải là lúc K’Binh và đồng nghiệp được thảnh thơi, nghỉ dưỡng. Họ lại bắt đầu vào cuộc chiến mới, cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 từ đó cho đến nay và cũng chưa biết ngày nào dừng lại. Tuy nhiên, lần nay anh lại nắm thế chủ động với kinh nghiệm dày dạn trong điều trị chứ không hề bỡ ngỡ như lần xung phong ra tuyến đầu chống dịch.
Ngay khi hết thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định, bác sỹ K’Binh cũng vội vàng trở lại làm việc tại Trạm Y tế xã Tam Bố, huyện Di Linh. Đây là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, với kinh nghiệm sẵn có, K’Binh hăng hái trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con trong buôn làng phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, kêu gọi bà con chủ động đi tiêm vacicne đầy đủ để phòng, chống dịch COVID-19 được hiệu quả.
Chị Ka Dương, thôn 4, xã Tam Bố, huyện Di Linh cho biết tôi đã đi tiêm vaccine đầy đủ khi nhận được thông báo của địa phương và càng yên tâm hơn khi có bác sỹ K’Binh tư vấn, sàng lọc trước khi tiêm. “Chúng tôi cũng rất tự hào về bác sỹ K’Binh, một người con của buôn làng đã góp sức chống dịch không chỉ ở địa phương mà còn ở tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh,” chị Ka Dương bày tỏ.
Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, Trưởng Trạm Y tế xã Tam Bố, huyện Di Linh cũng nhận xét K’Binh là một bác sỹ có năng lực và hiền lành, thân thiện với bệnh nhân. Đặc biệt ở địa phương người đồng bào dân tộc chiếm đa số như Tam Bố nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh đối với người dân trong buôn làng.
Cùng với nhiều tỉnh, thành khác, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, tình hình dịch COVID-19 tại Lâm Đồng diễn biến phức tạp với số ca F0 liên tục tăng nhanh. Tính đến ngày 26/2, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 27.000 ca F0, trong đó nhiều địa phương trong tỉnh đã trở thành vùng cam-nguy cơ cao.
Bác sỹ Chuyên khoa I Lê Thành Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho biết với những kỹ năng, kinh nghiệm đã học hỏi được, bác sỹ K’binh và các điều dưỡng, bác sỹ khác từng đi hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch sẽ được chuyển đến khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Di Linh để làm việc. Đây cũng là nguồn nhân lực cốt cán, có chuyên môn và kinh nghiệm, hỗ trợ cho địa phương điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trong giai đoạn hiện nay.
Theo Nguyễn Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm