Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Lần đầu trưng bày Mộc bản triều Nguyễn về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 3-7, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV phối hợp với Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc triển lãm với chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
 

Mộc bản mặt khắc số 4, quyển 154, sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ khắc nội dung về việc Vua Minh Mạng cho dựng đền thờ ở đảo Hoàng Sa tỉnh Quảng Ngãi năm 1835.
Mộc bản mặt khắc số 4, quyển 154, sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ khắc nội dung về việc Vua Minh Mạng cho dựng đền thờ ở đảo Hoàng Sa tỉnh Quảng Ngãi năm 1835.

Đây là lần đầu tiên 9 phiên bản Mộc bản Triều Nguyễn khắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đưa ra trưng bày phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của người dân.
 

Mặt khắc 25, quyển 165, sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ khắc nội dung: Vua Minh Mạng sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi đo đạc, vẽ bản đồ đảo Hoàng Sa năm 1836.
Mặt khắc 25, quyển 165, sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ khắc nội dung: Vua Minh Mạng sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi đo đạc, vẽ bản đồ đảo Hoàng Sa năm 1836.

Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu phiên bản Mộc bản và Châu bản tiêu biểu được chia làm 4 nội dung chính gồm: Giới thiệu các văn bản chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; giới thiệu các bản đồ Việt Nam thời quân chủ và bản đồ xuất bản tại phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ chứng minh lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam; tư liệu, hiện vật liên quan tới quá trình xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
 

Khách tham quan tại triển lãm.
Khách tham quan tại triển lãm.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, cho biết, hiện nay trung tâm đang bảo quản 34.619 tấm, với 55.320 mặt khắc tài liệu mộc bản được bảo quản trong kho chuyên dụng, theo chế độ thông gió tự nhiên, không sử dụng máy làm lạnh, cùng hệ thống phòng cháy tự động, an ninh nghiêm ngặt.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm