Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Loại tên lửa Iran bắn hạ máy bay Ukraina có sức mạnh thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Iran thừa nhận vô tình bắn hạ máy bay Ukraina vì tưởng nhầm là mục tiêu của Mỹ. Tên lửa mà Iran sử dụng được cho là Tor-M1, được NATO định danh là SA-15.
 Hệ thống phòng không SA-15 của Iran. Ảnh: Reuters
Hệ thống phòng không SA-15 của Iran. Ảnh: Reuters
Trước thời điểm Ukraina thừa nhận bắn nhầm máy bay, trên mạng Internet đã xuất hiện một số hình ảnh là mảnh vỡ của tên lửa không đối đất Tor-M1 mà người đăng nói là chụp ở hiện trường vụ máy bay Ukraina gần Tehran hôm 8.1.
Canada sau đó tuyên bố có bằng chứng cho thấy một tên lửa không đối đất đã bắn rơi máy bay của hãng hàng không Ukraine International Airlines, làm 176 người thiệt mạng, trong đó có 63 người Canada.
Hệ thống phòng không SA-15 là gì?
Đây là một hệ thống phòng không do Nga sản xuất, cho phép các nhà khai thác của nó bắn hạ máy bay ở cự ly tương đối gần. Nó còn được gọi là tên lửa phòng không Tor-M1.
SA-15 có thể bắn hạ máy bay, vũ khí chính xác và đạn dược dẫn đường. Tờ Washington Post dẫn các tài liệu quân sự cho biết, SA-15 có khả năng theo dõi các mục tiêu cách xa 30km và có thể đánh chặn các mục tiêu ở độ cao 10.000 mét.
SA-15 được thiết kế để bảo vệ chống lại các vật thể bay ở độ cao trung bình đến rất thấp và có thể theo dõi tới 48 mục tiêu cùng một lúc, với khả năng bắn 2 tên lửa gần như đồng thời nếu cần thiết.
Will Mackenzie, chuyên gia nghiên cứu của chương trình quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết SA-15 được chế tạo chủ yếu cho phòng không tầm ngắn, và là một hệ thống di động nên có thể di chuyển dễ dàng.
Một phần tên lửa Tor-M1 được cho là tìm thấy gần hiện trường vụ tai nạn máy bay Ukraina. Ảnh: The Sun UK
Một phần tên lửa Tor-M1 được cho là tìm thấy gần hiện trường vụ tai nạn máy bay Ukraina. Ảnh: The Sun UK
Michael Duitsman, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu không phổ biến vũ khí, Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, nói rằng hệ thống phòng không này có thể bắn mục tiêu ở khoảng cách lên đến 12km.
Các tên lửa được bắn từ SA-15 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bằng mảnh đạn khi nó phát nổ, những mảnh kim loại này sẽ găm vào vào thân máy bay và máy bay không người lái.
Làm thế nào Iran có được hệ thống này?
Năm 2007, giới chức Nga cho biết họ đã giao hệ thống Tor-M1, hay SA-15, cho Tehran. Theo tờ The Guardian, năm đó Iran đã nhận 29 tổ hợp Tor-M1 theo các điều khoản của hợp đồng trị giá 700 triệu USD.
Ông Duitsman cho biết, các quan chức Mỹ đã lo ngại khi Iran có được tên lửa SA-15 bởi vì hệ thống phòng không này là một cải tiến rất lớn so với một số hệ thống khác mà Iran có vào thời điểm đó.
Theo SONG MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm