Lúa lai Trung Quốc có thể cao trên 2m. Ảnh: SCMP |
Năm 2017, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Nông nghiệp Cận nhiệt đới Trung Quốc đã phát triển ra giống lúa “khổng lồ” với mục đích tăng năng suất cây trồng. Giống lúa này có thể cao tới 2,2 mét và sở hữu một số lợi thế bao gồm sản lượng cao hơn, khả năng chịu hạn và khả năng chống ngập úng, bệnh tật và sâu bệnh tốt.
Theo Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines, đã đến lúc giống lúa lai này cần được công nhận như một biện pháp để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc tập trung vào việc “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp quan trọng”. Trong đó, lúa lai là ưu tiên hàng đầu khi nhà khoa học Vương Long Bình, “cha đẻ của lúa lai”, phát minh ra những giống đầu tiên vào những năm 1970.
Các giống lúa lai có thể mang lại năng suất cao hơn 15 - 20% so với lúa thường trong điều kiện canh tác thông thường. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy một số giống lúa có thể mang lại sản lượng lên tới 30%.
Tháng 10 năm ngoái, China Daily đưa tin một nông dân trồng lúa lai Trung Quốc đã thu hoạch năng suất lúa gấp 1,5 lần so với lúa thông thường.
Trong cuộc họp báo ngày 18/8, ông Lin Xiqiang, Phó Giám đốc Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc, cho biết hạt giống đột biến trong không gian đã giúp tăng sản lượng ngũ cốc thêm 2,6 tỷ kg, mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp 52,3 tỷ USD cho nước này.
Các giống lúa lai từ đó đã được trồng ở nhiều quốc gia châu Phi, châu Mỹ và châu Á, cung cấp nguồn lương thực cho các khu vực có nguy cơ xảy ra nạn đói. Vì đóng góp của mình, ông Viên được truyền thông Trung Quốc mệnh danh là "Cha đẻ lúa lai". Quốc gia đông dân số thứ 2 thế giới có ít nhất bốn địa danh nổi tiếng và một trường đại học đã được đặt theo tên GS, VS Vương Long Bình .