Tết xưa, tết nay

Muốn biết Tết xưa thế nào, hãy đến ngay phố cổ Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Không gian lễ Tết ngày xưa từ cách bày biện trang trí, đến hướng dẫn làm mâm cơm ngày Tết đã và đang được tái hiện.

Từ ngày 2-2 đến 4-3 năm 2018, chương trình Tết Việt 2018 sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú tại khu vực phố cổ Hà Nội. Mỗi một di tích lịch sử tại phố cổ sẽ được gắn với một hoạt động thiết thực và ý nghĩa, giúp du khách có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị Tết truyền thống.

Cụ thể, du khách sẽ được tìm hiểu cách trang trí, bày biện mâm cơm ngày Tết tại đình Kim Ngân, chiêm ngưỡng không gian Tết truyền thống của một gia đình Hà Nội tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, ngắm tác phẩm tranh và chó đá tại TT Giao lưu văn hóa ở 50 Đào Duy Từ…

 

 

"Ban thờ ngày Tết" là một trong những chương trình được yêu thích nhất trong chuỗi sự kiện Tết Việt 2018.
 

 

Tại đây, du khách và người dân sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về cách trang trí không gian thờ ngày Tết Nguyên Đán.
 

 

Mâm cơm thờ ngày Tết trong không gian sống của người Bắc Bộ cũ.
 

 

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
 

 
 

Bánh chưng, bánh dày, giò, chả, thịt gà, củ dưa hành… là những món đặc trưng không thể thiếu trong Tết cổ truyền.
 

 

Mâm ngũ quả cũng được bày hợp lý.
 

 

Văn hóa 'xin chữ, cho chữ' được tái hiện lại tại đình Kim Ngân. Hoạt động này vẫn được diễn ra hàng năm tại Văn Miếu và một số đền thờ ở các địa phương khác.
 

 

Những bức tranh cổ truyền đang mất dần biến mất trong Tết nay.
 

 

Tái hiện hội chợ cây cảnh với những thế cây độc đáo.
 

 

Hàng trăm lời chúc Tết hay và ý nghĩa.
 

 

Thưởng trà với những bộ ấm chén độc đáo.
 

 

Những bản nhạc dân gian được các nghệ sĩ chơi với những nhạc cụ truyền thống.
 

 

Tết xưa' được gợi nhớ nhiều kỷ niệm trong tâm thức của những người đứng tuổi. Họ đến đây để cảm nhận, để nhớ lại những gì mình đã từng trải qua.

Hồng Duy/tiin.vn

Có thể bạn quan tâm