Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Mỹ chế tạo "tàu ngầm tàng hình mạnh nhất"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân mới của hải quân Mỹ sẽ bí mật tuần tra các góc tối dưới đáy biển, âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của đối phương.

Tạp chí The National Interest hôm 16-2 đưa tin hải quân Mỹ sắp chào đón những chiếc tàu ngầm lớp Columbia mới để chống lại mối đe dọa hạt nhân nhằm vào nước này.

Tàu ngầm lớp Columbia dự kiến có thời gian hoạt động lâu hơn nhờ vào thiết kế lò phản ứng hạt nhân đặc biệt, giúp chúng không phải quay lại bến để tiếp nhiên liệu.

Tàu ngầm này sẽ bí mật tuần tra các góc tối dưới đáy biển, âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của đối thủ. Đây là chiến lược răn đe hạt nhân được Lầu Năm Góc đưa ra trong bối cảnh họ tìm cách triển khai hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo công nghệ cao, vũ trang mạnh. Nhiệm vụ của nó là mở ra kỷ nguyên mới trong răn đe hạt nhân.


 

Hải quân Mỹ sắp chào đón những chiếc tàu ngầm mới để chống lại mối đe dọa hạt nhân. Ảnh: The National Interest
Hải quân Mỹ sắp chào đón những chiếc tàu ngầm mới để chống lại mối đe dọa hạt nhân. Ảnh: The National Interest



Hải quân Mỹ đã trao hợp đồng trị giá 9,5 tỉ USD cho Công ty General Dynamics Electric Boat đóng 2 chiếc tàu ngầm lớp Columbia đầu tiên, sau đó hướng tới việc đóng mới 12 chiếc tương tự để thay thế các tàu ngầm lớp Ohio cũ kỹ.

Chiếc tàu ngầm lớp Columbia thứ nhất sẽ ​​được bàn giao cho hải quân Mỹ vào năm 2027 và chiếc thứ hai vào năm 2029. Về thông số kỹ thuật, tàu ngầm này có chiều dài 170 m, trang bị tên lửa hạt nhân Trident II D5, hệ thống kiểm soát tiên tiến, điều hướng bằng máy tính, đuôi tàu tàng hình hình chữ X và động cơ truyền động điện siêu tĩnh.

Mục đích chế tạo tàu ngầm lớp Columbia ngoài việc nâng cấp để chứa tên lửa hạt nhân còn nhằm tạo ra tàu ngầm tàng hình mạnh nhất từ trước đến nay của hải quân Mỹ.

Việc làm cho tàu ngầm lớp Columbia có khả năng tàng hình mạnh hơn là rất quan trọng vì sự ra đời của các loại sóng âm mới, thiết bị tự hành dưới đáy biển và máy quét laser.

Tuy nhiên, phải đến những năm 2080 thì những chiếc Columbia mới có thể hoạt động đầy đủ. Trước thực trạng Trung Quốc nhanh chóng xây dựng và vũ khí hóa tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin mới, Lầu Năm Góc có động lực thúc đẩy chế tạo tàu ngầm lớp Columbia để đối trọng.

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đang bổ sung các tàu ngầm mới và thử nghiệm tên lửa vũ trang hạt nhân JL-3 với tầm bắn xa hơn thế hệ JL-2 cũ. JL-2 hiện có tầm bắn hơn 6.400 km, đủ để tấn công lục địa Mỹ từ tàu ngầm.

 

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm