Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Mỹ đang cho ra đời tàu sân bay "xịn" nhất từ trước tới nay?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hải quân Mỹ đang tích cực điều chỉnh 2 tàu sân bay lớp Ford mới để tăng hiệu quả chiến đấu tổng thể.

Theo tuyên bố của hải quân Mỹ, những điều chỉnh đối với các tàu sân bay lớp Ford nhằm cải thiện tiềm năng chiến đấu trên biển khi chúng kết hợp với chiến đấu cơ F-35C và máy bay không người lái (UAV) tiếp liệu trên không MQ-25 Stingray.

Trong đó, USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay Gerald R. Ford (còn gọi là lớp Ford). Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với Huntington Ingalls Industries để chế tạo tàu USS Gerald R. Ford và sắp tới là 3 chiếc lớp Ford gồm USS John F. Kennedy, USS Enterprise và USS Doris Miller.

 

USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay Gerald R. Ford (còn gọi là lớp Ford). Ảnh: USNI
USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay Gerald R. Ford (còn gọi là lớp Ford). Ảnh: USNI


Tạp chí The National Interest cho biết bên cạnh mục tiêu tiết kiệm chi phí hơn 4 tỉ USD liên quan đến hợp đồng mua các tàu sân bay lớp Ford, hải quân Mỹ còn hiện đại hoá và phát triển công nghệ chiến tranh bao gồm chiến đấu cơ F-35C, hệ thống súng MK 38 và UAV MQ-25 Stingray, giúp tăng khả năng sát thương.

Những điều chỉnh này dường như là một phần chiến lược mở rộng của hải quân Mỹ: thúc đẩy hệ thống tấn công và phòng thủ của các tàu sân bay lớp Ford bằng cách bổ sung hệ thống phòng thủ ngư lôi, tên lửa đánh chặn và tích hợp các nền tảng hỗ trợ chiến đấu như F-35C và MQ-25 Stingray.

 

Một chiếc F-35C đậu tại căn cứ không - hải quân Fallon. Ảnh: Hải quân Mỹ
Một chiếc F-35C đậu tại căn cứ không - hải quân Fallon. Ảnh: Hải quân Mỹ


Việc sắp xếp các nền tảng tích hợp trên một cách hợp lý, như hải quân Mỹ tuyên bố, có thể mang lại một loạt cải tiến đáng kể cũng như phù hợp với chiến lược giúp các tàu sân bay của họ chuẩn bị tốt hơn khi xung đột xảy ra.

Ngoài chiến đấu cơ F-35C mở ra một loạt tùy chọn tấn công mới, hải quân Mỹ còn tận dụng được khả năng tình báo, trinh sát, giám sát, cảm biến mới và công nghệ nhắm mục tiêu, qua đó thay đổi đáng kể phạm vi tấn công trên không.

Cộng thêm công nghệ tàng hình cho phép F-35C hoạt động trong những khu vực có nguy cơ cao, chẳng hạn như khu vực đặt hệ thống phòng không tiên tiến, và máy bay được tiếp liệu ngay trên không nhờ MQ-25 Stingray, bán kính tấn công của các chiến đấu cơ phóng từ tàu sân bay dự kiến sẽ được nhân đôi. Điều này giúp hải quân Mỹ có thể tấn công các mục tiêu xa nội địa hơn hoặc từ khoảng cách xa hơn.


 

 
 
 Hải quân Mỹ kích hoạt hàng ngàn kg thuốc nổ gần tàu USS Gerald R. Ford để kiểm tra độ bền trong điều kiện chiến đấu. Ảnh: Hải quân Mỹ, USNI
Hải quân Mỹ kích hoạt hàng ngàn kg thuốc nổ gần tàu USS Gerald R. Ford để kiểm tra độ bền trong điều kiện chiến đấu. Ảnh: Hải quân Mỹ, USNI


Hôm 18-6, Daily Mail đưa tin hải quân Mỹ đã kích hoạt hàng tấn thuốc nổ gần tàu USS Gerald R. Ford để kiểm tra độ bền trong điều kiện chiến đấu. Vụ nổ được thực hiện cách bờ biển bang Florida khoảng 160 km, cường độ tương đương với một trận động đất 3,9 độ Richter. Trước đó, con tàu đã trải qua hàng loạt bài thử nghiệm hồi tháng 4.

Sau vụ nổ, tàu USS Gerald R. Ford quay trở lại bến tàu của hãng Newport News Shipbuilding (trực thuộc Huntington Ingalls Industries) để hiện đại hóa, bảo trì và sửa chữa trước khi đi vào phục vụ chính thức vào năm 2024. Nó là con tàu đắt nhất trong lịch sử hải quân Mỹ. Chi phí chế tạo ban đầu dự kiến là 10,5 tỉ USD nhưng sau đội lên 13,3 tỉ USD.

Dù tiên tiến nhưng tàu USS Gerald R. Ford vẫn gặp phải một vài sự cố, bao gồm vấn đề với hệ thống phóng máy bay và thang máy vận chuyển vũ khí.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm