Ông Biden cùng lãnh đạo các nước G7 ra tuyên bố chung về Ucraine. Ảnh: CNN |
“Cho dù thế nào, mọi người vẫn muốn thấy một chút lòng biết ơn từ họ”, ông Wallace nói.
Tuy vậy, theo ông Wallace, bất chấp những lời phàn nàn từ ông Zelensky, tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh NATO vẫn là một tín hiệu tốt cho Ukraine.
Chính xác là khi nào xung đột ở Ukraine lắng xuống, nước này đều có cơ hội nhận được lời mời gia nhập từ NATO.
Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 12/7, ông Biden cùng lãnh đạo các nước G7- nhóm 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới- đưa ra tuyên bố chung để “làm rõ sự hỗ trợ” của G7 cho Ukraine.
“Chúng tôi không chờ đợi”, ông Biden nói, nhấn mạnh rằng G7 sẽ hỗ trợ an ninh cho Ukraine trước khi nước này gia nhập NATO.
“Chúng tôi sẽ giúp Ukraine xây dựng một hệ thống phòng phủ mạnh mẽ, có năng lực trên bộ, trên không và trên biển. Họ sẽ có lực lượng đáng tin cậy trong khu vực và ngăn chặn tất cả các mối đe dọa”, ông Biden nói.
Trước đó, hôm 11/7, 31 nước thành viên NATO đã quyết định không đưa ra lời mời Ukraine gia nhập. Ukraine có thể gia nhập khi được “các nước thành viên đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”. Hội nghị cũng không nêu thời hạn hay điều kiện cụ thể để kết nạp Ukraine.
Từ Vilnius, ông Zelensky hôm 12/7 cho biết, các cuộc thảo luận của NATO về việc viện trợ quân sự cho Ukraine là “tốt”, nhưng chưa làm ông hài lòng.
Đáp lại, ông Jake Sullivan – cố vấn an ninh Mỹ – cho rằng, để Ukraine gia nhập NATO vào lúc này đồng nghĩa với “xung đột trực tiếp với Nga”.
Ông Sullivan cho biết, Mỹ ủng hộ thái độ thận trọng của NATO trước đề nghị gia nhập của Ukraine.