Giáo dục

Tuyển sinh

Ngành hot, điểm chuẩn dự kiến cao chót vót

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính sách tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội là giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, tăng chỉ tiêu cho xét kết quả thi đánh giá tư duy, giữ nguyên chỉ tiêu xét tuyển tài năng

Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như các năm trước. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 9.260 sinh viên vào 64 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 36 chương trình đại trà (chương trình chuẩn), 23 chương trình CLC (chương trình ELITECH của Bách khoa Hà Nội), 2 chương trình PFIEV và 3 chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Các giám khảo phỏng vấn thí sinh xét tuyển tài năng

Các giám khảo phỏng vấn thí sinh xét tuyển tài năng

Giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh

Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức xét tuyển như năm 2023 với tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu như sau: 20% chỉ tiêu cho phương thức Xét tuyển tài năng (XTTN), 30% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy (ĐGTD), 50% chỉ tiêu theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.

PGS Vũ Duy Hải, Trưởng ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay tỉ lệ phân bổ cho từng chương trình đào tạo có sự khác nhau, thí sinh nên nghiên cứu kỹ để đăng ký xét tuyển cho phù hợp. Chính sách tuyển sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội từ năm sau là giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, tăng chỉ tiêu cho xét kết quả thi đánh giá tư duy, giữ nguyên chỉ tiêu xét tuyển tài năng.

Cụ thể, ngành IT1 (khoa học máy tính), chỉ tiêu kết quả thi tốt nghiệp THPT là 15 (5%)/300 chỉ tiêu. 80% chỉ tiêu ngành này được phân bổ cho phương thức xét tuyển tài năng và và 15% cho đánh giá tư duy.

IT-E10 (khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo - chương trình tiên tiến) lấy 100 chỉ tiêu, cũng chỉ dành 5% chỉ tiêu cho xét kết quả tốt nghiệp THPT, 80% cho xét tuyển tài năng, 15% cho đánh giá tư duy.

IT2 (kỹ thuật máy tính) dành 10% cho xét kết quả tốt nghiệp THPT, 75% cho xét tuyển tài năng.

Phương thức xét tuyển tài năng

Diện 1.1: Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

Diện 1.2: Thí sinh xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8,0 trở lên; có ít nhất 1 trong các chứng chỉ quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.

Diện 1.3: Với xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, điều kiện thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, có điểm trung bình chung học tập các môn văn hóa từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên….

Phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy

Kỳ thi Đánh giá tư duy (TSA) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, điều kiện dự tuyển khi thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định (thông báo sau).

Phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024

Điều kiện dự tuyển khi thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định (thông báo sau). Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo).

Tăng học phí trong năm học 2024 - 2025

Đối với khóa nhập học năm 2024 (K69), học phí của năm học 2024 - 2025 như sau:

Các chương trình chuẩn: 24 đến 30 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành);

Các chương trình ELITECH: 33 đến 42 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14) có học phí 64 - 67 triệu đồng/năm học;

Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh);

Các chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (chương trình quốc tế) và liên kết đào tạo quốc tế (đối tác nước ngoài cấp bằng): 24 đến 29 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ)

Có thể bạn quan tâm