Khoa học - Công nghệ

Nghiệm thu dự án trồng và nhân giống lan kim tuyến dưới tán rừng tự nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 11-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ trong nhân giống và xây dựng mô hình trồng lan kim tuyến dưới tán rừng tự nhiên tại huyện Kbang”. Đề tài do Công ty Cổ phần Việt Nga (thị trấn Kbang) chủ trì với tổng kinh phí gần 5,8 tỷ đồng.
Quang cảnh hội nghị nghiệm thu dự án. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh hội nghị nghiệm thu dự án. Ảnh: Trần Dung

Gia Lai là vùng đất có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu. Trong đó, lan kim tuyến là một thảo dược quý có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ trong nhân giống và xây dựng mô hình trồng lan kim tuyến dưới tán rừng tự nhiên tại huyện Kbang” được đề xuất triển khai với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất và bảo tồn nguồn dược liệu quý.

Dự án được thực hiện trong 4 năm (2018-2022), gồm 5 giai đoạn: khảo sát, xác định tên khoa học và lập hồ sơ mẫu lan kim tuyến tại một số điểm thuộc huyện Kbang; nhân giống lan kim tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô; xây dựng mô hình trồng cây lan kim tuyến từ các cây cấy mô ra điều kiện tự nhiên; xây dựng mô hình bảo quản và sơ chế lan kim tuyến sau thu hoạch quy mô nhỏ, đơn giản, tiết kiệm năng lượng tại doanh nghiệp và một số hộ nông dân; đánh giá, phân tích và so sánh chất lượng hoạt chất trong cây lan kim tuyến tự nhiên và cây lan kim tuyến nuôi cấy mô thu hoạch sau 1 năm.

Đại diện Công ty Cổ phần Việt Nga báo cáo quá trình thực hiện dự án. Ảnh: Trần Dung
Đại diện Công ty Cổ phần Việt Nga báo cáo quá trình thực hiện dự án. Ảnh: Trần Dung

Nhóm thực hiện dự án đã áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nhân giống, phát triển nghề trồng, chế biến dược liệu; đồng thời bảo vệ nguồn gen, khai thác bền vững nguồn dược liệu lan kim tuyến dưới tán rừng tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm dược liệu có giá trị kinh tế cao.

Kết quả, dự án được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh xếp loại đạt.

Có thể bạn quan tâm