Ngỡ ngàng đền Parthenon "xây" bằng sách cấm to bằng nguyên bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghệ sĩ 74 tuổi người Argentina Marta Minujín đã dùng hơn 100.000 bản sao sách cấm để tái hiện đền Parthenon to bằng nguyên bản ở Hy Lạp.

 

 

Đền Parthenon "xây" toàn bằng sách cấm của nữ nghệ sỹ 74 tuổi Marta Minujín. Những cuốn sách này là do bà kêu gọi quyên góp từ khắp nơi. (Ảnh: Roman Marz/Bored Panda)
 

 

Theo bà, công trình này là biểu trưng cho sự kháng cự lại những đàn áp chính trị bởi nó được xây ngay trên khu vực mà Phát xít từng đốt 2.000 quyển sách của những tác giả người Do Thái vào năm 1933. (Ảnh: Alex Gorlin/Bored Panda)
 

 

Ngôi đền được "xây" bằng hơn 100.000 cuốn sách này là một phần của liên hoan nghệ thuật Documenta lần thứ 14 ở thành phố Kassel của Đức. (Ảnh: si.leika/Bored Panda)
 

 

Ban đêm các cột trụ được thắp sáng, để lộ những quyển sách đắp trên bề mặt. (Ảnh: Ictanner/Bored Panda)
 

 

Các quyển sách được bọc trong lớp nilon dày. (Ảnh: AFP)  
 

 

Nghệ sỹ Marta chọn hình ảnh đền thờ Parthenon bởi nó cũng được cho là một trong những biểu tượng đầu tiên của nền dân chủ, một xã hội hiếu học, trọng tư duy và triết lý. (Ảnh: Jingyinc/Bored Panda)
 

 

Khách tham quan thích thú đọc những tên sách đã góp phần xây dựng nên đền thờ đặc biệt này. (Ảnh: Voework/Bored Panda)
 

 

Bà Marta đã nhờ đến sự giúp đỡ của các sinh viên trường đại học Kassels để liệt kê ra hơn 170 đầu sách đã hoặc đang bị cấm ở nhiều nước trên thế giới và kêu gọi mọi người đóng góp chúng cho dự án nghệ thuật này. (Ảnh: thegood.thebad.thebooks/Bored Panda)
 

 

Quang cảnh nhìn từ trong đền thờ bằng sách. Đây không phải là đền thờ đầu tiên mà bà Marta xây dựng bằng sách. (Ảnh: EPA)
 

 

Năm 1983, sau khi chế độ độc tài quân sự ở Argentina sụp đổ, bà Marta cũng từng "xây" một ngôi đền như thế này ở Argentina. (Ảnh: EPA)
 

 

Khi đó, những cuốn sách dùng để xây đền là những cuốn sách bị cấm đoán. (Ảnh: AFP)
 

 

Tại triển lãm ở Kessel lần này, khách tham quan có thể tìm thấy cả những cuốn như Fahrenheit 451, Don Quixote, Mật mã Da Vinci và Harry Potter... Chúng bị cấm ở một số nước trên thế giới. (Ảnh: Rachelmijaresfick/Bored Panda)

 

 

Công trình là một lời nhắc nhở rằng mỗi chúng ta thật may mắn khi được đọc những gì mình muốn. (Ảnh: AFP)
 

 

Đây thực sự là thiên đường của những người yêu sách. (Ảnh: AFP)
 

 

Và thiết kế của nó thực sự mang hiệu ứng nghệ thuật ấn tượng, đặc biệt là vào ban đêm. (Ảnh: EPA)

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm