Khi nhìn thấy di tích văn hóa này, các chuyên gia gần như ngây ngốc, bởi đây quả thực là một bảo vật cực kỳ quý hiếm, ấn tướng thời Tây Hán còn sót lại sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh, có giá trị nghiên cứu lịch sử rất cao.
Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là nơi khởi nguồn cho sự phát triển của nền văn minh của Trung Quốc. Từ xa xưa đã có nhiều quốc gia đặt kinh đô tại đây và để lại cho nơi đây rất nhiều di sản văn hóa sâu sắc. Nhưng sau quãng thời gian dài và chiến tranh bùng nổ, cũng rất nhiều triều đại suy tàn theo đó. Mặc dù vậy, những di tích văn hóa vốn là biểu tượng của quyền lực thời bấy giờ vẫn tồn tại và được các thế hệ sau khai quật sau hàng nghìn năm.
Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là nơi khởi nguồn cho sự phát triển của nền văn minh của Trung Quốc. |
Vào những năm 1980, khi Lưu Định Toàn (Liu Dingquan), một người dân sống ở xã Quan Âm Kiều, đang làm việc trên bãi sông ở bờ bắc sông Gia Lăng (Jialing), anh ta đột nhiên nhìn thấy một ánh sáng vàng nhấp nháy dưới nắng bên dòng sông. Để tìm ra thứ ánh sáng vàng kỳ ảo này, Lưu Định Toàn vội bỏ công cụ lao động xuống sông để đào. Sau khi đào vật này ra và rửa sạch, ông sững sờ, thấy đó là một cục vàng khối hình vuông, trên khối đế vuông có một con rùa nhỏ. Lưu Định Toàn nhận ra rằng đó có thể là một cổ vật văn hóa nên đã bí mật mang về nhà và cùng vợ tận hưởng.
Sau khi đào vật này ra và rửa sạch, ông sững sờ, thấy đó là một cục vàng khối hình vuông, trên khối đế vuông có một con rùa nhỏ. Lưu Định Toàn nhận ra rằng đó có thể là một cổ vật văn hóa nên đã bí mật mang về nhà và cùng vợ tận hưởng. |
Nhưng Lưu Định Toàn không lường trước được rằng vợ mình không phải là người biết giữ bí mật. Người phụ nữ này quên hết lời dặn dò của chồng và đã kể cho mọi người nghe về chuyện anh ấy nhặt được vàng.
Dần dần, câu chuyện về việc nhặt được vàng dưới sông của Lưu Định Toàn đã lan truyền khắp các thị trấn ở tám phương bốn hướng xung quanh đó. Nhiều người cũng muốn may mắn nhặt được vàng như Lưu Định Toàn nên đã bỏ hết mọi việc để chuyên tâm xuống sông mò vàng, nhưng họ đều không tìm được thứ họ muốn. Nhiều người ghen tị với Lưu Định Toàn đã báo cáo vụ việc với Cục Di tích Văn hóa địa phương. Các chuyên gia bất ngờ khi nhận được tin báo nên đã đến làng để xác minh tính xác thực của sự việc.
Khi nhìn thấy cổ vật này, các chuyên gia gần như đã ngây ngốc, đây quả thực là một bảo vật cực kỳ quý hiếm! |
Khi các chuyên gia khảo cổ đến nhà Lưu Định Toàn và bày tỏ ý định của họ, hy vọng người ngư dân có thể giao lại di tích văn hóa này để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời họ cũng nói rõ rằng nếu nhặt được cổ vật văn hóa mà không giao nộp là bất hợp pháp. Dưới sự thuyết phục của các chuyên gia, cuối cùng Lưu Định Toàn cũng đã giao nộp rùa vàng ra. Khi nhìn thấy cổ vật này, các chuyên gia gần như đã ngây ngốc, đây quả thực là một bảo vật cực kỳ quý hiếm! Theo năm ký tự "Thiên tướng quân ấn chương" được khắc ở dưới đáy của ấn, có thể thấy di tích văn hóa này là một ấn tướng thời Tây Hán, và nó có thể là một di tích văn hóa còn sót lại sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh thời đó. Nó có giá trị nghiên cứu lịch sử rất cao, nếu tính ra trên thị trường khảo cố, chiếc ấn này phải có mức giá khoảng 200 triệu tệ (khoảng 715 tỷ đồng).
Theo năm ký tự "Thiên tướng quân ấn chương" được khắc ở dưới đáy của ấn, có thể thấy di tích văn hóa này là một ấn tướng thời Tây Hán, và nó có thể là một di tích văn hóa còn sót lại sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh thời đó. Nó có giá trị nghiên cứu lịch sử rất cao, nếu tính ra trên thị trường khảo cố, chiếc ấn này phải có mức giá khoảng 200 triệu tệ (khoảng 715 tỷ đồng). |
Di tích văn hóa là đại diện cho lịch sử của một đất nước, là kết tinh của trí tuệ người cổ đại, cũng là dấu hiệu của tiến trình lịch sử. Di tích văn hóa là của đất nước, của toàn dân nên bất kỳ ai khi tìm thấy di tích văn hóa thì nên giao cho quốc gia. Nhìn chiếc ấn quý giá trên tay, các chuyên gia biết rằng nó cần được đưa về bảo tàng sưu tầm, kết thúc chuỗi ngày lưu lạc nhân gian. Bởi vậy các nhân viên đã phổ cập kiến thức cho Lưu Định Toàn về di tích văn hóa và tội danh theo quy định pháp luật sẽ phải chịu nếu không giao nộp cho nhà nước.
Dưới sự thuyết phục của các chuyên gia, Lưu Định Toàn cũng đã bày tỏ thiện chí muốn bàn giao di tích văn hóa cho đất nước, và mong muốn họ có thể bảo vệ cổ vật này một cách tốt nhất. Các chuyên gia rất vui khi nghe điều này, họ đánh giá cao sự hợp tác của Lưu Định Toàn. Sau khi báo cáo sự việc với bảo tàng, phía bảo tàng đã trả thưởng 350 NDT (khoảng 1,2 triệu đồng) và một bằng khen cho người ngư dân này về việc bảo vệ các di tích văn hóa quan trọng.
Theo San San (New QQ/Dân Việt)