Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịch cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh, lây lan. Để phòng chống dịch, người dân cần tiêm phòng dịch, kiểm soát, giám sát các nguồn gia súc, gia cầm.
 

Dịch cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh, lây lan… để phòng chống dịch, người dân cần tiêm phòng dịch, kiểm soát, giám sát các nguồn gia súc, gia cầm… Ảnh minh họa.
Dịch cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh, lây lan. Để phòng chống dịch, người dân cần tiêm phòng dịch, kiểm soát, giám sát các nguồn gia súc, gia cầm… Ảnh minh họa.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú Y (ngày 27-10), hiện nay, cả nước có 5 ổ dịch lở mồm long móng (LMLM), cụ thể: 2 ổ dịch xảy ra tại xã Jang Re'h và Ea Trul của huyện Krông Bông (típ A); 1 ổ dịch xảy ra tại xã Cư Mlan của huyện Ea Súp (chưa xác định được típ gây bệnh); 2 ổ dịch xảy ra tại xã EaWer (típ O) và xã Krong Na của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak.

Do diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh và lây lan trong thời gian tới. Để chủ động trong công tác phòng chống dịch, Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) đã cảnh báo người dân và các cơ quan chức năng chủ động tăng cường kiểm soát, xử lý các nguồn gia cầm nhập lậu, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý ổ dịch. Đặc biệt là cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng virus cúm có thể lây lan sang người.

Đối với dịch lở mồm long móng, địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo… người dân cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng. Các địa phương cần kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Đối với dịch lợn tai xanh, hiện virus vẫn có thể còn tồn tại trong môi trường chăn nuôi cộng thêm tình hình phức tạp của thời tiết, trong thời gian tới, có thể tiếp tục xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao.

Cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

Để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng chống dịch bệnh, người dân cần căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24-10-2016).

Theo VietQ.vn

Có thể bạn quan tâm