Theo đó, có 4 mô hình đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 2017-2021 sẽ được tỉnh duy trì, nhân rộng, gồm: mô hình y tế và dinh dưỡng (với các nội dung: quản lý điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở trẻ em; gói can thiệp dinh dưỡng cơ bản; chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh); mô hình thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng trong trường mầm non; mô hình hỗ trợ duy trì vận hành hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; mô hình câu lạc bộ dinh dưỡng. Nguồn kinh phí thực hiện lấy từ nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan (có cùng mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng thực hiện).
Lớp tập huấn chăm sóc trẻ em cho bố mẹ thuộc Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện. Ảnh: H.D |
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với UNICEF Việt Nam hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động duy trì và mở rộng mô hình có hiệu quả của kế hoạch; tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động của dự án trên địa bàn các xã và nhân rộng mô hình ra các xã còn lại trên địa bàn các huyện Krông Pa, Kbang, Mang Yang, Kông Chro (trong giai đoạn 2017-2021, các mô hình đã triển khai tại 9 xã thuộc 3 huyện Kbang, Mang Yang và Krông Pa). Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế phối hợp tổ chức hướng dẫn triển khai các hoạt động của dự án thuộc lĩnh vực y tế; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức hướng dẫn triển khai các hoạt động của dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ trẻ em; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức hướng dẫn triển khai các hoạt động của dự án thuộc lĩnh vực giáo dục...
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai mô hình, đánh giá, nhân rộng mô hình tại địa phương; chủ động cân đối, bố trí dự toán ngân sách địa phương; huy động các nguồn lực xã hội và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan tại địa phương.