Khoa học - Công nghệ

Xe 360

Những lưu ý "nằm lòng" đề phòng tử vong do ngạt thở trên ôtô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một bé trai 6 tuổi ở Hà Nội đã tử vong thương tâm khi bị bỏ quên trên xe ôtô sau khi được nhà trường đón đến lớp. Sự sơ sểnh, đãng trí của người lớn đã là một nhẽ, nhưng nếu người lớn hiểu rõ và biết cách đề phòng bị ngạt thở trên ôtô đã dừng, đỗ, thì chắc chắn sẽ khó xảy ra những hậu quả thương tâm như vậy.



Do không gian bị đóng kín, lượng oxy trong khoang xe giảm dần, trong khi người ngủ trên xe hoặc ngủ say, hoặc ngạt khí dần dần, hoặc còn quá nhỏ không thể phản ứng tự vệ mở cửa xe, nên từ từ lịm đi rồi tử vong.

Nếu bất đắc dĩ cần phải ngủ lại ở trong xe ôtô cần chú ý:

- Chọn nơi thoáng đãng không khí lưu thông tốt. Nếu thời tiết nóng bức, lái xe cần chọn vị trí râm mát, dưới gốc cây.

- Tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp, bí khí bởi trong trường hợp này ngay cả mở hết cửa xe người ngồi trong xe vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.


 

Cần hết sức lưu ý khi ngủ trên ôtô. Ảnh: ST.
Cần hết sức lưu ý khi ngủ trên ôtô. Ảnh: ST.


- Để tránh bị chết ngạt khi ngủ trên ôtô, điều quan trọng nhất là cần hé một chút cửa kính để đảm bảo không khí bên trong và bên ngoài lưu thông, đủ oxy cho người ngủ trong xe.

- Trường hợp bật điều hòa và đóng kín cửa xe, lái xe cần chọn chế độ lấy gió ngoài, bổ sung oxy cho khoang cabin.

- Hãy đặt báo thức sau mỗi giờ, việc này khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhưng nó giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn bởi ngủ trong xe hơi chưa bao giờ là an toàn.

Tuyệt đối không bỏ mặc, bỏ quên trẻ trên xe

Bên cạnh những tình huống lái xe ngủ quên trên xe gây tử vong, thì tình trạng những em bé bị bỏ quên, hay bị bỏ lại trong xe một mình dẫn tới bị tử vong do ngạt khí cũng không phải là hiếm, đặc biệt là trong thời gian gần đây.

 

Tuyệt đối không được để quên trẻ nhỏ trên ôtô. Ảnh: ST.
Tuyệt đối không được để quên trẻ nhỏ trên ôtô. Ảnh: ST.



Thân nhiệt của trẻ em có thể tăng nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Sốc nhiệt xảy ra khi thân nhiệt vượt quá 40oC và nếu đạt mức gần 42oC có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, giải pháp cho tình huống này chỉ là lời khuyên dành cho tất cả các ông bố, bà mẹ, người lái xe ôtô là cần phải quan tâm, chú ý tới trẻ nhỏ, không để lại mình trẻ trên xe.

Xử trí tình huống khẩn cấp

Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt không hề có phản ứng tự vệ, cơ thể không “cảnh báo” được nguy hiểm để kịp thời thoát khỏi phòng. Đến khi bị sốc do thiếu oxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt.

 

 Đưa nạn nhân bị ngạt khí vào bệnh viện nhanh nhất có thể. Ảnh: ST.
Đưa nạn nhân bị ngạt khí vào bệnh viện nhanh nhất có thể. Ảnh: ST.



Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới bệnh viện. Khi thấy có người bị ngạt khí, cần mở hết các cửa để không khí tràn vào và đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu, hạn chế di chứng.

Tan Tan (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm