Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Những nghi lễ cần biết về Tết Đoan Ngọ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo quan niệm dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ. Một trong những nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ là việc thực hiện nghi thức cúng tổ tiên và thần linh. Ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của Tết Đoan Ngọ là ngày “y dược toàn dân”.

Mối liên hệ với nông nghiệp và thời tiết

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… Tại Việt Nam, ngày này còn được gọi với cái tên dân dã là ngày “giết sâu bọ”.

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5/5 âm lịch, đây là thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương.

Tết Đoan Ngọ có liên quan đến nông nghiệp và thời tiết.

Tết Đoan Ngọ có liên quan đến nông nghiệp và thời tiết.

PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - lý giải Đoan là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa. Dương là mặt trời, là khí dương. Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan Ngọ được xem là một trong những dịp lễ Tết quan trọng bậc nhất.

Ngày Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ. Một trong những nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ là việc thực hiện nghi thức cúng tổ tiên và thần linh, đặc biệt là cúng Đôi Truân - người được coi là thần bảo vệ cây trồng và chống lại sâu bọ.

Trong cung, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan.

Trong cung, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan.

“Việt Nam là xứ nóng, tháng 5 lại là mùa nóng càng tạo điều kiện cho các loài sâu bọ, vi trùng phát triển làm hại mùa màng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vì thế, con người phải tìm cách chống lại cái nóng và phòng dịch bệnh thông qua các món ăn, thức uống, đồ dùng. Phong tục tốt đẹp này đã đi vào kho tàng văn học Việt Nam”, PGS.TS Trần Đức Cường nói.

Những đồ cúng và tục lệ không thể thiếu

Tại các làng quê, người dân đặc biệt chú trọng đến việc trang hoàng, chuẩn bị đồ cúng và món ăn cho lễ cúng. Trái cây là thứ đồ cúng không thể thiếu, đặc biệt là những loại trái cây đang đơm hoa kết trái vào mùa này như mít, xoài, đu đủ...

Ngoài ra, còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương như rượu nếp, bánh gio, xôi chè...

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, có nhiều phong tục thú vị được thực hiện. Nhiều nguồn sử liệu cung cấp thông tin quý giá về Tết Đoan Ngọ. Sách Hà Nội địa dư, mục phong tục ghi: “Tết Đoan Dương bó lá ngải, nhuộm móng tay, buộc chỉ cổ tay” hay Đồng Khánh địa dư chí chép: “Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ...”.

Người dân quan niệm ăn rượu nếp cho sâu bọ say.

Người dân quan niệm ăn rượu nếp cho sâu bọ say.

Theo quan niệm xưa, trong cơ thể người thường có “sâu bọ” trú ngụ, thường ngày chúng ẩn sâu trong bụng, chỉ vào ngày mùng 5 tháng 5 mới ngoi lên và phải dùng thức ăn để trừ bỏ.

Tại các gia đình, sáng sớm khi thức dậy, phải giết sâu bọ ngay. Người dân thường ăn một quả trứng luộc, một bát rượu nếp, bánh ú tro, bánh đa, chè kê... cho sâu bọ say, ăn tiếp trái cây có hương vị chua chát để sâu bọ chết.

Ngày Đoan Ngọ, dân gian còn có tục lấy ngải treo trước cửa nhà tránh đau ốm và trừ tà. Tùy theo năm cầm tinh con gì mà ngải được kết thành hình con giáp năm đó, chẳng hạn năm Sửu kết hình con trâu, năm Hợi kết hình con lợn...

Dịp Tết Đoan Ngọ, dân gian còn có tục lấy ngải treo trước cửa nhà tránh đau ốm và trừ tà.

Dịp Tết Đoan Ngọ, dân gian còn có tục lấy ngải treo trước cửa nhà tránh đau ốm và trừ tà.

Tục đeo bùa ngũ sắc cũng có trong Tết Đoan Ngọ. Khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng, các loại bệnh dịch xuất hiện nhiều, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh, cho nên người lớn thường thực hiện một số phương cách để trừ trùng, phòng bệnh.

Dân gian tin rằng chỉ ngũ sắc, gồm có 5 màu tương ứng với màu ngũ hành: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, giúp trừ tà.

Ngoài ra, vào dịp này, trong dân gian còn có tục khảo cây, xông nước lá thơm, nhuộm móng chân móng tay...

Có thể bạn quan tâm