Xã hội

Nỗ lực ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) từng bước được đẩy lùi.    
Trước đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại thôn 1 (xã Sró) xảy ra thường xuyên, để lại nhiều hệ lụy. Trước tình hình đó, xã đã thành lập tổ công tác thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, sinh hoạt nhóm, tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh dân số cũng như tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ông Đinh Úch-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 1-chia sẻ: “Thôn có 109 hộ, gần 560 khẩu, người Bahnar chiếm hơn 90%. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà nhận thức của bà con ngày được nâng cao. Năm ngoái, thôn chỉ xảy ra 1 trường hợp tảo hôn. Riêng từ đầu năm đến nay không có trường hợp nào”.  
Cuối tháng 10 vừa qua, gia đình ông Đinh Văn Ưu (làng Hrách) bị UBND xã Đak Kơ Ning phạt 2 triệu đồng và đưa ra kiểm điểm trước dân vì tổ chức đám cưới cho con trai khi chưa đủ tuổi kết hôn. Ông Ưu nói: “Con trai mình sinh năm 2007. Nó sang xã Yang Nam làm thuê có quen biết và đưa bạn gái về nhà. Thấy vậy, gia đình chuẩn bị tổ chức cưới hỏi thì chính quyền địa phương phát hiện. Sau khi nghe cán bộ xã phân tích, vợ chồng mình đã hiểu nên thống nhất hủy đám cưới, đợi đến khi con đủ tuổi mới cho kết hôn”.
Nỗ lực ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Kông Chro từng bước được đẩy lùi. Trước đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại thôn 1 (xã Sró) xảy ra thường xuyên, để lại nhiều hệ lụy. Trước tình hình đó, xã đã thành lập tổ công tác thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, sinh hoạt nhóm, tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh dân số cũng như tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ông Đinh Úch-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 1-chia sẻ: “Thôn có 109 hộ, gần 560 khẩu, người Bahnar chiếm hơn 90%. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà nhận thức của bà con ngày được nâng cao. Năm ngoái, thôn chỉ xảy ra 1 trường hợp tảo hôn. Riêng từ đầu năm đến nay không có trường hợp nào”. Cuối tháng 10 vừa qua, gia đình ông Đinh Văn Ưu (làng Hrách) bị UBND xã Đak Kơ Ning phạt 2 triệu đồng và đưa ra kiểm điểm trước dân vì tổ chức đám cưới cho con trai khi chưa đủ tuổi kết hôn. Ông Ưu nói: “Con trai mình sinh năm 2007. Nó sang xã Yang Nam làm thuê có quen biết và đưa bạn gái về nhà. Thấy vậy, gia đình chuẩn bị tổ chức cưới hỏi thì chính quyền địa phương phát hiện. Sau khi nghe cán bộ xã phân tích, vợ chồng mình đã hiểu nên thống nhất hủy đám cưới, đợi đến khi con đủ tuổi mới cho kết hôn”. Theo ông Đỗ Hà Quang-Bí thư Đảng ủy xã Đak Kơ Ning: Những năm qua, các thôn, làng tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không tổ chức cho con, cháu khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn; đưa nội dung quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình vào hương ước, quy ước. Cùng với đó, những gia đình, người mai mối vi phạm hương ước thì đưa ra kiểm điểm trước dân làng; đồng thời đề nghị ngành chức năng có biện pháp xử lý nghiêm để tăng tính răn đe đối với người vi phạm. “Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn xã không để xảy ra trường hợp nào tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”-ông Quang cho biết. Với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Kông Chro chỉ xảy ra 17 vụ tảo hôn, giảm 54 vụ so với năm 2021. Đặc biệt, không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Theo ông Đinh Thanh Xuân-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện: Có được kết quả này là nhờ Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ cùng các ngành, đoàn thể chung tay vào cuộc đẩy mạnh tuyên truyền. Đến nay, 100% thôn, làng đã xây dựng, sửa đổi bổ sung hương ước, quy ước phù hợp với tình hình mới và được UBND huyện phê duyệt. Cũng theo ông Xuân, để đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian tới, các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình trong trường học. Các hội, đoàn thể, địa phương tiếp tục lồng ghép tuyên truyền, vận động gắn với các hoạt động văn hóa, lễ hội cộng đồng. Phát huy vai trò của người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng các gương điển hình trong tuyên truyền, vận động xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình. Cùng với đó, đưa công tác phòng-chống tảo hôn vào nghị quyết của cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của chính quyền và các đoàn thể tại địa phương. NGỌC MINH Cán bộ xã Đak Kơ Ning (huyện Kông Chro) tuyên truyền cho người dân về Luật Hôn nhân và gia đình cũng như tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Ngọc Minh
Cán bộ xã Đak Kơ Ning (huyện Kông Chro) tuyên truyền cho người dân về Luật Hôn nhân và gia đình cũng như tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Ngọc Minh
Theo ông Đỗ Hà Quang-Bí thư Đảng ủy xã Đak Kơ Ning: Những năm qua, các thôn, làng tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không tổ chức cho con, cháu khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn; đưa nội dung quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình vào hương ước, quy ước. Cùng với đó, những gia đình, người mai mối vi phạm hương ước thì đưa ra kiểm điểm trước dân làng; đồng thời đề nghị ngành chức năng có biện pháp xử lý nghiêm để tăng tính răn đe đối với người vi phạm. “Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn xã không để xảy ra trường hợp nào tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”-ông Quang cho biết.
Với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Kông Chro chỉ xảy ra 17 vụ tảo hôn, giảm 54 vụ so với năm 2021. Đặc biệt, không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Theo ông Đinh Thanh Xuân-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện: Có được kết quả này là nhờ Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ cùng các ngành, đoàn thể chung tay vào cuộc đẩy mạnh tuyên truyền. Đến nay, 100% thôn, làng đã xây dựng, sửa đổi bổ sung hương ước, quy ước phù hợp với tình hình mới và được UBND huyện phê duyệt.
Sau khi được cán bộ xã, chính quyền địa phương phân tích, ông Đinh Văn Ưu (bìa phải, làng Hrách, xã Đak Kơ Ning) đã hiểu, thống nhất hủy bỏ đám cưới của con trai. Ảnh: Ngọc Minh
Sau khi được cán bộ xã, chính quyền địa phương phân tích, ông Đinh Văn Ưu (bìa phải, làng Hrách, xã Đak Kơ Ning) đã hiểu và hủy đám cưới của con trai. Ảnh: Ngọc Minh
Cũng theo ông Xuân, để đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian tới, các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình trong trường học. Các hội, đoàn thể, địa phương tiếp tục lồng ghép tuyên truyền, vận động gắn với các hoạt động văn hóa, lễ hội cộng đồng. Phát huy vai trò của người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng các gương điển hình trong tuyên truyền, vận động xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình. Cùng với đó, đưa công tác phòng-chống tảo hôn vào nghị quyết của cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của chính quyền và các đoàn thể tại địa phương.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm