Các nhà khảo cổ của Học viện Khoa học Trung Quốc phát hiện nhiều công cụ bằng đá có niên đại cách đây 2,1 triệu năm tại phía Tây thành phố Thượng Hải.
Các nhà khảo cổ của Học viện Khoa học Trung Quốc phát hiện nhiều công cụ bằng đá có niên đại cách đây 2,1 triệu năm. (Ảnh minh họa: KT) |
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 96 công cụ bằng đá chôn trong 17 lớp trầm tích, có niên đại từ 1,3-2,1 triệu năm trước, bằng chứng cho thấy con người di chuyển từ Châu Phi đến Châu Á, cụ thể là Trung Quốc, sớm hơn chúng ta biết.
Bằng chứng cho thấy, các hoạt động sớm nhất của người cổ đại ngoài Châu Phi được phát hiện tại Grudia có niên đại 1,85 triệu năm. Các công cụ và dấu hiệu hóa thạch khác tìm thấy ở Indonesia và Trung Quốc trước đó cũng có niên đại từ 1,5-1,7 triệu năm. Những bằng chứng tìm thấy mới nhất đã phá vỡ mọi mốc thời gian được phát hiện và người cổ đại đã rải khắp Châu Á khoảng 1,3-2,1 triệu năm trước khi loài người xuất hiện.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 96 công cụ có dấu hiệu đã được sử dụng, có cấu trúc cơ bản từ thời tiền sử như dạng mảnh, nhọn và đa dạng về chức năng. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy một phần xương hàm dưới của một con nai và xương hóa thạch của một loại động vật ăn cỏ khác. Điều quan trọng là các nhà khảo cổ không phát hiện ra hóa thạch nào có dấu hiệu của sự tàn sát, chẳng hạn như vết cắt hay đập vỡ. Do đó, không thể kết luận được rằng, thời đó người cổ đại đứng thẳng có thực hiện chế biến động vật hay không.
Các hiện vật được phát hiện chôn trong 17 lớp trầm tích. 11 lớp trong số đó kết hợp với môi trường ẩm và ấm, 6 lớp còn lại kết hợp trong môi trường lạnh và khô ráo hơn, có ít hiện vật hơn. Các nhà khảo cổ cho biết, 17 lớp trầm tích đã tồn tại khoảng 850.000 năm liên tục. Điều đó cho thấy, điều kiện môi trường là yếu tố quan trọng đến sự tồn tại của quần thể người cổ đại đứng thẳng ở khu vực này.
Tông người Hominins được phát hiện có nguồn gốc ở Châu Phi hơn 6 triệu năm về trước và các công cụ lao động của người cổ đại được phát hiện sớm nhất trong hồ sơ khảo cổ có niên đại khoảng 3 triệu năm trước. Do đó, người ta hoàn toàn tin rằng, những người cổ đại đã di chuyển sang các khu vực khác nhau có thể sớm hơn, khoảng hơn 2 triệu năm, thậm chí là sớm hơn so với các phát hiện vừa được tìm thấy.
Thu Hiền/VOV1