Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Phát hiện "tàu ngầm bí ẩn" ở Triều Tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một vật thể dài khoảng 15 m được nhìn thấy trên bến cảng một căn cứ bí mật của hải quân Triều Tiên, dường như là một chiếc tàu ngầm nhỏ.

 

Theo tạp chí Forbes hôm 16-6, vật thể không xác định kể trên xuất hiện trong hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao và được thông tin lần đầu tiên bởi trang web 38 North. Nhiều khả năng đó là tàu ngầm lớp mới của Triều Tiên.

Vị trí phát hiện "tàu ngầm" là ở Sinpo, bờ biển phía Đông Triều Tiên, căn cứ hải quân bí mật nơi Bình Nhưỡng được cho là chế tạo và thử nghiệm tàu ngầm mới. Vật thể nằm gần khu vực neo đậu của tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Gorae của Triều Tiên. Đó cũng là nơi tàu tên lửa "Romeo-Mod" đang được chế tạo.

"Tàu ngầm" mới nhỏ hơn nhiều các tàu ngầm mà Bình Nhưỡng hiện có. Với chiều dài khoảng 15 m, nó thường được gọi là "tàu ngầm" hạng trung. Triều Tiên xây dựng một số lượng lớn tàu con nhưng thực tế hầu hết đều lớn hơn "tàu ngầm" mới này.


 

Vật thể không xác định xuất hiện trong hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao và được thông tin lần đầu tiên bởi trang web 38 North. Ảnh: Forbes
Vật thể không xác định xuất hiện trong hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao và được thông tin lần đầu tiên bởi trang web 38 North. Ảnh: Forbes



Forbes cũng dẫn lời các nhà quan sát phương Tây cho rằng nó giống tàu ngầm chiến đấu khô (DCS) của đặc nhiệm SEAL thuộc hải quân Mỹ. Triều Tiên được cho là sử dụng tàu ngầm hạng trung của mình để vận chuyển đặc vụ và có khả năng thâm nhập vào Hàn Quốc trước đây.

Trong khi đó, nếu vật thể kể trên là phương tiện hoạt động dưới nước kích thước lớn (XLUUV), điều này sẽ là một động thái gây bất ngờ vì khả năng của Triều Tiên trong lĩnh vực đó bị đánh giá là không mạnh. Các tàu ngầm của Triều Tiên cực kỳ thô sơ và trang bị công nghệ thấp so với hải quân các nước hiện đại khác. Nhưng họ cố gắng bù đắp yếu kém bằng số lượng, diễn tập...

Iran, quốc gia có mối quan hệ về công nghệ quân sự chặt chẽ với Triều Tiên, gần đây đã tiết lộ thiết bị XLUUV của riêng họ. Dù có thể mất nhiều năm trước khi trở thành hệ thống đáng gờm nhưng chúng mang lại lựa chọn cho các quốc gia dựa vào chiến tranh bất đối xứng.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO/Forbes)

Có thể bạn quan tâm