Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Quần thể Đền Hùng: Cổ kính, tôn nghiêm và linh thiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ về Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Đó là ngày 10-3 (Âm lịch) hằng năm, nhân dân cả nước hướng về ngày đại lễ hành hương miền đất thiêng Phú Thọ, nơi đặt Đền thờ Tổ thờ cúng Tổ tiên. Chúng tôi không có dịp đến đây vào ngày đại lễ, nhưng cảnh vật ở nơi đây những ngày bình thường vẫn hiển hiện sự cổ kinh, tôn nghiêm và linh thiêng.
Trong tâm thức của người dân Việt Nam từ bao đời nay, Vua Hùng là vị Tổ dựng nước, là tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam. Vì vậy Vua Hùng có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, tình cảm của dân tộc, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể và hoàn toàn khác với những biểu tượng tín ngưỡng tôn giáo trên thế giới.
Truyền thống này ra đời ngay trước khi xuất hiện ở Việt Nam những tôn giáo như: đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và các tôn giáo khác sau này. Đó là truyền thuyết Bà Âu Cơ lấy Lạc Long Quân đã đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con, trăm con trở thành những vị tổ của trăm dòng họ. Dù là huyền thoại, nhưng Vua Hùng đã xuất hiện như một biểu trưng của tình anh em ruột thịt trong cả nước, và tồn tại như một hiện thực trong tâm tư và tình cảm ở mỗi con người Việt Nam.
Khi Hai Bà Trưng giương cờ khởi nghĩa đánh đuổi ngoại xâm những năm 40 của thế kỷ thứ nhất, cũng đã nêu lên sự nghiệp của Vua Hùng để cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn thể quân dân, với quyết tâm giành lại giang sơn Vua Hùng. Rồi khi Bác Hồ cách đây 50 năm về thăm Đền Hùng, Bác đã nhắc nhở mọi người hãy quyết tâm giữ lấy nước để thực hiện trách nhiệm của mình trước công lao dựng nước của Vua Hùng.
Truyền thống và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đối với người dân Việt Nam chính là “sợi dây tâm linh” gắn kết toàn dân tộc “như cây một cội, như con một nhà”, đồng thời góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy cả dân tộc Việt Nam lấy ngày 10-3 Âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ.
Các ngôi đền ở đây được gọi chung là Đền Hùng, còn ngày xưa có tên là “Hùng Vương tổ miếu”, gồm 4 đền và 1 chùa, tọa lạc trên một quả núi cao có tên là Nghĩa Lĩnh và các tên gọi khác là Hùng Sơn, Huy Sơn, Bảo Thứu. Núi cao 175m so với mặt biển ở địa phận xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Từ chân núi đi qua cổng đền Hạ, tục truyền là nơi Tổ mẫu Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng. Cùng sân với đền Hạ là chùa Thiên Quang Thiền tự. Đền Trung ở lưng chừng núi. Đền Thượng ở đỉnh núi có tên là Kính thiên Lĩnh điện và Cửu trùng Tiên điện, là đền chính nơi thắp hương cúng Tổ. Bên đền Thượng có lăng Hùng Vương mà người dân vẫn thường gọi là mộ Tổ. Chân núi phía Đông Nam có đền Giếng, thờ hai vị công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, là con gái Vua Hùng thứ 18.
Đền Thượng là trung tâm khu di tích lịch sử Đền Hùng, đã được tôn tạo giữ nguyên kiến trúc cổ, có sân rộng để khách thập phương về hành lễ, nhưng không được vào các gian thờ.
 Đường dẫn lên đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ ở núi Vặn.
Đường dẫn lên đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ ở núi Vặn.
Đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ trên núi Vặn. Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004, được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).
Đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ trên núi Vặn. Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004, được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

 Đường vào đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Đường vào đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.
 Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân trên đồi Sim.
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân trên đồi Sim.
Văn bia đền Quốc Tổ
Văn bia đền Quốc Tổ
Quốc Tổ Lạc Long Quân trong đền thờ.
Quốc Tổ Lạc Long Quân trong đền thờ.
Quảng trường lễ hội đền Hùng
Quảng trường lễ hội đền Hùng

 Cổng vào Trung tâm lễ hội đền Hùng
Cổng vào Trung tâm lễ hội đền Hùng
Đường lên núi Nghĩa Lĩnh – nơi thờ 18 vị Vua Hùng.
Đường lên núi Nghĩa Lĩnh – nơi thờ 18 vị Vua Hùng.
Cổng vào đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh.
Cổng vào đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh.
 Chùa Thiên Quang Thiền tự.
Chùa Thiên Quang Thiền tự.

 
 Đền Trung và bộ bàn ghế đá cổ, tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
Đền Trung và bộ bàn ghế đá cổ, tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
 Đền Thượng, theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự:
Đền Thượng, theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của người Việt phương Nam).
 Lăng mộ cổ trên đền Thượng, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Xưa đây là một mộ đất, niên hiệu Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
Lăng mộ cổ trên đền Thượng, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Xưa đây là một mộ đất, niên hiệu Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
Giếng cổ ở đền thờ Giếng. Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này.
Giếng cổ ở đền thờ Giếng. Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này.
Trần Đoàn (sggp)

Có thể bạn quan tâm