Khoa học - Công nghệ

Tin tức công nghệ

Sau khám phá mặt trăng, Ấn Độ tiếp tục phóng tàu vũ trụ khám phá mặt trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ấn Độ ngày 2/9 đã phóng tên lửa đưa tàu vũ trụ lên nghiên cứu mặt trời, sau sứ mệnh lịch sử đưa thành công tàu thăm dò lên cực nam của mặt trăng gần đây.
Tên lửa mang tàu vũ trụ khám phá mặt trởi của Ấn Độ phóng lên ngày 2-9. Ảnh AFP

Tên lửa mang tàu vũ trụ khám phá mặt trởi của Ấn Độ phóng lên ngày 2-9. Ảnh AFP

Tên lửa đẩy đưa tàu vũ trụ Aditya-L1 của Ấn Độ lên quan sát mặt trời. Tên lửa được phóng từ bãi phóng của Cơ quan Nghiên cứu không gian Ấn Độ (IRSO) tại đảo Sriharikota và được phát sóng trực tiếp lên mạng.

Trước đó ngày 13/8, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), cơ quan vũ trụ quốc gia của Ấn Độ, đã công bố kế hoạch dự kiến phóng tên lửa trên Twitter, vài tuần sau khi chia sẻ những bức ảnh đầu tiên về tàu vũ trụ.

Reuters đưa tin có gần 500.000 người theo dõi sự kiện trực tuyến, trong khi hàng ngàn người khác tập trung tại một trung tâm gần bãi phóng để quan sát. Tên lửa phóng đi thành công trong sự vui mừng của các nhà khoa học.

Phi thuyền Aditya-L1 (tiếng Hindi nghĩa là mặt trời) sẽ thực hiện hành trình khoảng 1,5 triệu km kéo dài 4 tháng đến mặt trời và nghiên cứu gió mặt trời. Các nhà khoa học hy vọng có thể tìm hiểu thêm về hiệu ứng của bức xạ mặt trời đối với hàng ngàn vệ tinh đang trong quỹ đạo quanh trái đất.

Về lâu dài, dữ liệu từ nhiệm vụ có thể giúp hiểu hơn về tác động của mặt trời lên khí hậu trên trái đất và nguồn gốc của gió mặt trời - những luồng phân tử tỏa ra từ mặt trời có thể gây nhiễu động trên trái đất thường được nhìn thấy và gọi là cực quang.

Cuối tháng 8 vừa rồi, Ấn Độ trở thành cường quốc không gian khi là nước đầu tiên đổ bộ cực nam mặt trưng. Tàu thăm dò Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đáp thành công, trong khi tàu vũ trụ của Nga gặp sự cố và bị rơi.

Có thể bạn quan tâm