Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Sức ép chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuần qua, nhiều thông tin cho thấy Mỹ đã điều động máy bay săn ngầm P-8 Poseidon mang theo tên lửa chống hạm Harpoon bay qua eo biển Đài Loan và khu vực Biển Đông.

Gắn tên lửa diệt hạm Harpoon dưới cánh máy bay P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ tại căn cứ Kadena, Okinawa, Nhật Bản - Hải quân Mỹ
Gắn tên lửa diệt hạm Harpoon dưới cánh máy bay P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ tại căn cứ Kadena, Okinawa, Nhật Bản - Hải quân Mỹ


Cả eo biển Đài Loan lẫn Biển Đông đều là các khu vực mà hải quân Trung Quốc tăng cường hoạt động thời gian qua. Đây không phải lần đầu tiên máy bay P-8 Poseidon bay qua các vùng biển này. Nhưng khác nhiều lần trước, P-8 Poseidon lần này mang theo cả tên lửa chống hạm.

Điều đó là một phần trong chiến lược tăng cường áp lực liên tục của Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Có nhiều lý do cả về đối ngoại lẫn đối nội khiến Washington phải theo đuổi chiến lược này.

Về mặt hệ thống chiến lược đối ngoại, Washington nhận thấy sự chuyển dịch quyền lực trong khu vực, cũng như những hành vi trỗi dậy của Trung Quốc trong chiến lược gia tăng quyền lực của Bắc Kinh gây ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của Mỹ trong khu vực.

Về mặt đối nội, trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, chính quyền đương nhiệm muốn thể hiện nỗ lực đẩy lùi sự ảnh hưởng của Trung Quốc như chiến lược mà Washington thực thi thời gian qua. Đương kim Tổng thống Donald Trump cần đạt được những bước tiến cụ thể trong cuộc cạnh tranh với đối thủ chiến lược của Washington là Bắc Kinh. Như thế, ông Trump có thể thu hút sự ủng hộ của cử tri.

PGS Stephen Robert Nagy
(Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản,
học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada/
Dẫn nguồn thanhnien)

 

Có thể bạn quan tâm