Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Tàu ngầm "quái vật" của Nga đáng sợ ngoài sức tưởng tượng và độ xa hoa thì không cường quốc nào sánh nổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thật khó để nắm bắt được kích thước tuyệt đối của tàu ngầm hạng Typhoon, con tàu mệnh danh "quái vật" được Nga chế tạo sở hữu những đặc quyền chưa từng có như phòng tắm nắng, hồ bơi và phòng xông hơi khô.

Nếu bạn đã từng xem Cuộc săn lùng Tháng Mười Đỏ, có lẽ bạn đã quen thuộc với những chiếc tàu ngầm hạng Typhoon thực sự khổng lồ của Nga. Những gã khổng lồ thời Chiến tranh Lạnh này vẫn là những chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Zoom vào rõ hơn, mỗi chiếc tàu chữ U này dài tới gần 600 feet (tương đương 183 mét) và rộng hơn một ngôi nhà trung bình của người Mỹ.

Vào những năm 1970, Liên Xô bắt tay vào một chương trình vũ khí hạt nhân mới để phát triển một loại tàu ngầm bắn tên lửa ((tên mã: Typhoon) và tên lửa hạt nhân mới (tên mã: Akula) được thiết kế dài 566 feet (173m), rộng 76 feet (23m) và cao gần 38 feet (12m).


 

Bản cắt của tàu ngầm lớp Typhoon.
Bản cắt của tàu ngầm lớp Typhoon.



Các tàu ngầm hạng Typhoon có lượng choán nước lên đến 23.200 tấn để chứa 20 tên lửa đạn đạo RSM-52. Mặc dù hầu hết các tàu ngầm đều có tiện nghi tương đối "xa hoa", nhưng kích thước tuyệt đối của Typhoons khiến các kỹ sư tại Phòng thiết kế Rubin của St.Petersburg có thể tận dụng những đặc quyền chưa từng có như phòng tắm nắng, hồ bơi và phòng xông hơi khô.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc hạng Typhoon, Dmitri Donskoy (TK-208) đi vào hoạt động năm 1981. Nga đã chế tạo tổng cộng 5 chiếc Typhoon, nhưng hiện nay, chỉ có chiếc Donskoy này còn hoạt động. Chiếc tàu ngầm này đã dành sự nghiệp hậu Chiến tranh Lạnh để làm nơi thử nghiệm thế hệ tên lửa và công nghệ tàu ngầm mới của Nga, đồng thời là công cụ trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm. Đây là loại được coi bé nhất trong số các tàu ngầm hạng Typhoon, trông rất đáng sợ bởi cánh buồm của nó hay còn được gọi là tháp chỉ huy nằm phía sau các hầm chứa tên lửa thay vì phía trước chúng, có nghĩa là các tên lửa có thể đưa bất kỳ tàu phụ nào vào tầm ngắm.


 

So sánh kích thước tàu ngầm Typhoon so với tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Hải quân và 1 ngôi nhà trung bình của Mỹ.
So sánh kích thước tàu ngầm Typhoon so với tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Hải quân và 1 ngôi nhà trung bình của Mỹ.


Ngày nay, một thế hệ tàu ngầm tên lửa mới hơn của Nga, mã Borei, đang thay thế các tàu ngầm mã Delta và Typhoon đã cũ của Hải quân Nga. Các tàu ngầm mã Borei mang 16 tên lửa Bulava, cho tổng đương lượng nổ 7.200 kiloton, mặc dù các tên lửa Bulava có thể chính xác hơn nhiều so với các tên lửa tiền nhiệm.

 

Tàu ngầm tên lửa mã Borei, Kynaz Vladimir
Tàu ngầm tên lửa mã Borei, Kynaz Vladimir


Ở tuổi 40, Dmitri Donskoy sắp đến tuổi nghỉ hưu. Liên Xô đã chế tạo tàu Typhoon trong thời gian trước khi có máy tính và tên lửa đạn đạo nhỏ gọn, và kích thước của chúng phần lớn được quyết định bởi tên lửa RSM-52 khổng lồ của họ. Có thể không bao giờ có một lứa tàu ngầm nào lớn như Typhoon, dù điều gì cũng có thể xảy ra.

 

https://danviet.vn/tau-ngam-quai-vat-cua-nga-dang-so-ngoai-suc-tuong-tuong-va-do-xa-hoa-thi-khong-cuong-quoc-nao-sanh-noi-20210305171651221.htm

Theo Hiếu (popularmechanics/Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm