Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Thăm Nhà thờ Bác Hồ và Địa đạo Gò Thì Thùng để nhớ thời kháng chiến hào hùng của Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngoài những danh thắng độc nhất vô nhị được thiên nhiên ban tặng, Phú Yên còn có nhiều di tích lịch sử hết sức đặc biệt, nhắc nhở về tinh thần quật cường cũng như những năm tháng kháng chiến chống Mỹ hào hùng của quân và dân Phú Yên.  
Trên Cao nguyên Vân Hòa, nơi được mệnh danh là "Đà Lạt của Phú Yên" với khí hậu quanh năm mát mẻ, tại thôn Bình Hòa, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa là Nhà thờ Bác Hồ, di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của quân và dân Phú Yên.

Trên Cao nguyên Vân Hòa, nơi được mệnh danh là "Đà Lạt của Phú Yên" với khí hậu quanh năm mát mẻ, tại thôn Bình Hòa, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa là Nhà thờ Bác Hồ, di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của quân và dân Phú Yên.

Đầu tháng 9/1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào thời điểm ác liệt, nhận được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên triệu tập cuộc họp bất thường, sau đó chọn nơi đây để tổ chức lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đầu tháng 9/1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào thời điểm ác liệt, nhận được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên triệu tập cuộc họp bất thường, sau đó chọn nơi đây để tổ chức lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 9/9/1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của đông đảo cán bộ, bộ đội và nhân dân vùng căn cứ.

Ngày 9/9/1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của đông đảo cán bộ, bộ đội và nhân dân vùng căn cứ.

Ban đầu Nhà thờ Bác Hồ Phú Yên được xây dựng bằng các vật liệu sẵn có như mái tranh vách nứa. Trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 2003, Nhà thờ được xây dựng lại tại vị trí cũ, trong khuôn viên rộng hơn 5.000m vuông.

Ban đầu Nhà thờ Bác Hồ Phú Yên được xây dựng bằng các vật liệu sẵn có như mái tranh vách nứa. Trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 2003, Nhà thờ được xây dựng lại tại vị trí cũ, trong khuôn viên rộng hơn 5.000m vuông.

Nhà thờ Bác Hồ có nhiều hạng mục, gồm Nhà thờ Bác, bia ghi nội dung giá trị di tích, khuôn viên trồng cây xanh, nhà tiếp khách và nhà trưng bày, trở thành "địa chỉ đỏ" ở Phú Yên để người dân và du khách tới để dâng hương, tưởng nhớ người Cha già của dân tộc.

Nhà thờ Bác Hồ có nhiều hạng mục, gồm Nhà thờ Bác, bia ghi nội dung giá trị di tích, khuôn viên trồng cây xanh, nhà tiếp khách và nhà trưng bày, trở thành "địa chỉ đỏ" ở Phú Yên để người dân và du khách tới để dâng hương, tưởng nhớ người Cha già của dân tộc.

Cũng trên Cao nguyên Vân Hòa, tại xã An Xuân là Di tích lịch sử quốc gia Địa đạo Gò Thì Thùng, căn cứ địa bí mật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Phú Yên.

Cũng trên Cao nguyên Vân Hòa, tại xã An Xuân là Di tích lịch sử quốc gia Địa đạo Gò Thì Thùng, căn cứ địa bí mật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Phú Yên.

3 năm sau ngày xã An Xuân được giải phóng (1961), ngày 22/4/1964, Tỉnh ủy Phú Yên và huyện ủy Tuy An thống nhất cần phải có hệ thống công sự địa đạo nhằm giữ vững vùng căn cứ kháng chiến và chuẩn bị cho những trận đánh lớn.

3 năm sau ngày xã An Xuân được giải phóng (1961), ngày 22/4/1964, Tỉnh ủy Phú Yên và huyện ủy Tuy An thống nhất cần phải có hệ thống công sự địa đạo nhằm giữ vững vùng căn cứ kháng chiến và chuẩn bị cho những trận đánh lớn.

Trong 15 tháng, hơn 100.000 nhân công đã hoàn thành công trình Địa đạo Gò Thì Thùng chạy theo hướng bắc nam xuyên qua gò Thì Thùng với tổng chiều dài gần 2km và độ sâu trung bình 5m dưới mặt đất.

Trong 15 tháng, hơn 100.000 nhân công đã hoàn thành công trình Địa đạo Gò Thì Thùng chạy theo hướng bắc nam xuyên qua gò Thì Thùng với tổng chiều dài gần 2km và độ sâu trung bình 5m dưới mặt đất.

Ngoài đường hầm chính và các đường nhánh, quanh gò Thì Thùng còn có nhiều lớp chiến hào chằng chịt thông với địa đạo, bố trí nhiều công sự chiến đấu và bãi chông.

Ngoài đường hầm chính và các đường nhánh, quanh gò Thì Thùng còn có nhiều lớp chiến hào chằng chịt thông với địa đạo, bố trí nhiều công sự chiến đấu và bãi chông.

Vào tháng 6/1966, nhờ hệ thống địa đạo, ta đánh tiến công đánh phủ đầu vào bãi trực thăng địch đổ quân để tiến lên gò Thì Thùng, diệt 40 tên địch. Đây là chiến công lớn và hết sức vẻ vang của quân và dân Phú Yên ở địa đạo Gò Thì Thùng.

Vào tháng 6/1966, nhờ hệ thống địa đạo, ta đánh tiến công đánh phủ đầu vào bãi trực thăng địch đổ quân để tiến lên gò Thì Thùng, diệt 40 tên địch. Đây là chiến công lớn và hết sức vẻ vang của quân và dân Phú Yên ở địa đạo Gò Thì Thùng.

Năm 2009, Địa đạo Gò Thì Thùng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Gò Thì Thùng là một trong 3 địa đạo lớn ở nước ta. Địa đạo cho thấy tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường của Đảng bộ, lực lượng vũ trang cùng đồng bào vùng căn cứ cách mạng tỉnh Phú Yên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Năm 2009, Địa đạo Gò Thì Thùng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Gò Thì Thùng là một trong 3 địa đạo lớn ở nước ta. Địa đạo cho thấy tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường của Đảng bộ, lực lượng vũ trang cùng đồng bào vùng căn cứ cách mạng tỉnh Phú Yên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Có thể bạn quan tâm