Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Thành cổ hơn 1.000 năm mang dấu ấn ba thời kỳ đại ở Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thành Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử gắn với ba thời kỳ: Vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Thành tọa lạc trên địa phận thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định). Thành được xếp hạng di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1982.

 
Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Vì năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phục Chămpa, sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Vì năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phục Chămpa, sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Đến năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Từ đây, thành Đồ Bàn có tên Thành Hoàng Đế, trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc.
Đến năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Từ đây, thành Đồ Bàn có tên Thành Hoàng Đế, trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc.
Thành Hoàng Đế có kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7.400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m.
Thành Hoàng Đế có kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7.400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m.
Hiện nay, trong khuôn viên thành Hoàng Đế vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Bên trong Tử Cấm Thành vẫn còn lưu giữ 3 tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII.
Hiện nay, trong khuôn viên thành Hoàng Đế vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Bên trong Tử Cấm Thành vẫn còn lưu giữ 3 tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII.
Đồng thời, có hai hồ bán nguyệt (thủy hồ) dài 17m, rộng 10m và sâu 1,6m.
Đồng thời, có hai hồ bán nguyệt (thủy hồ) dài 17m, rộng 10m và sâu 1,6m.
Cách trung tâm thành Đồ Bàn vài trăm mét, dấu tích còn nguyên vẹn của kinh đô vương quốc Chămpa là ngôi Tháp Cánh Tiên. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, trên đỉnh một quả đồi thấp.
Cách trung tâm thành Đồ Bàn vài trăm mét, dấu tích còn nguyên vẹn của kinh đô vương quốc Chămpa là ngôi Tháp Cánh Tiên. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, trên đỉnh một quả đồi thấp.
 Ngày nay, nhiều đoạn gạch đá trong thành Hoàng Đế bị vỡ vụn, hoang phế.
Ngày nay, nhiều đoạn gạch đá trong thành Hoàng Đế bị vỡ vụn, hoang phế.
Đặc biệt, trong trận chiến năm 1799, quân Nguyễn do Chưởng hậu quân Võ Tánh đánh chiếm được thành. Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định, giao Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn thủ thành.
Đặc biệt, trong trận chiến năm 1799, quân Nguyễn do Chưởng hậu quân Võ Tánh đánh chiếm được thành. Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định, giao Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn thủ thành.
Mùa đông năm 1799, bước sang năm 1800, nhà Tây Sơn đem quân vây đánh thành Bình Định. Trận chiến tại đây khá kéo dài, quân Võ Tánh bị vây hãm trong thành, sức kiệt, lương thực hết. Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự vẫn, còn Võ Tánh viết thư xin tha tội cho tất cả tướng sĩ của mình rồi lên lầu bát giác châm lửa tự thiêu.
Mùa đông năm 1799, bước sang năm 1800, nhà Tây Sơn đem quân vây đánh thành Bình Định. Trận chiến tại đây khá kéo dài, quân Võ Tánh bị vây hãm trong thành, sức kiệt, lương thực hết. Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự vẫn, còn Võ Tánh viết thư xin tha tội cho tất cả tướng sĩ của mình rồi lên lầu bát giác châm lửa tự thiêu.
Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy tên là thành Bình Định. Năm 1805 nhà Nguyễn cho lập lăng Võ Tánh ngay trên nền điện Bát Giác của thành Hoàng Đế và dùng lầu Bát Giác làm nơi hương khói gọi là Bát Giác lầu.
Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy tên là thành Bình Định. Năm 1805 nhà Nguyễn cho lập lăng Võ Tánh ngay trên nền điện Bát Giác của thành Hoàng Đế và dùng lầu Bát Giác làm nơi hương khói gọi là Bát Giác lầu.
Đến năm 1815, Nhà Nguyễn cho triệt hạ hết các cung điện cũ của thành Hoàng Đế, dỡ đá ong của thành cũ mang đi xây thành mới, trừ lầu Bát Giác được sửa sang lại làm Đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (sau này còn có tên gọi là Đền Chiêu Trung).
Đến năm 1815, Nhà Nguyễn cho triệt hạ hết các cung điện cũ của thành Hoàng Đế, dỡ đá ong của thành cũ mang đi xây thành mới, trừ lầu Bát Giác được sửa sang lại làm Đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (sau này còn có tên gọi là Đền Chiêu Trung).
 Lầu Bát Giác và khu lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đây là một khu lăng mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn nằm trong quần thể của di tích.
Lầu Bát Giác và khu lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đây là một khu lăng mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn nằm trong quần thể của di tích.



Nguyễn Vân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm