Voi trong tâm thức người đồng bào Tây Nguyên là một người bạn, một loài động vật trung thành, tận tụy. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Tây Nguyên thường tổ chức cúng voi, cầu mong voi thêm sức khỏe, đồng hành với gia đình nài voi trong năm mới.
Nếu như ở đồng bằng, người nông dân xem con trâu là đầu cơ nghiệp thì ở Tây Nguyên, nhà nào sở hữu voi hiển nhiên nhận được sự tôn trọng của người dân trong làng. Với người Tây Nguyên, voi không chỉ là con vật tham gia vào quá trình lao động sản xuất mà còn là một thành viên không thể thiếu trong gia đình.
Những năm gần đây, chính quyền Đắk Lắk, người đồng bào bản địa đã bắt đầu chú trọng trong việc chăm lo đến đàn voi nhà hơn. Nếu như trước đây, voi nhà thường xuyên bị bắt làm du lịch hoặc tham gia và các lễ hội phục vụ các lễ hội của con người thì nay, Đắk Lắk đã thay đổi quan niệm.
Cụ thể, tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương trong việc phát triển đàn voi nhà. Chưa hết, tỉnh còn hỗ trợ cho các chủ voi để họ có thêm điều kiện chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho voi. Từ cơ sở đó, những con voi nhà dù còn sống hay đã chết đều được người dân quan tâm làm các lễ cúng chu đáo.
Tập tục cúng voi của người dân tại huyện huyện Lắk, Buôn Đôn được tổ chức từ bao đời nay. |
Tập tục cúng voi của người dân tại huyện huyện Lắk, Buôn Đôn được tổ chức từ bao đời nay. Dù không nhớ rõ nguồn gốc của lễ cúng nhưng phần lớn, qua buổi lễ mọi người ai cũng mong muốn cầu cho voi nhà nhiều sức khỏe.
Trước đây, người Tây Nguyên thường cúng voi theo các ngày lễ lớn. Sau này khi cuộc sống hiện đại du nhập, bà con thường lựa chọn thời điểm cuối năm, sau một mùa màn bội thu.
Để thưởng cho voi trong một năm vất vả cùng con người, chủ voi vác bó mía, từng nải chuối rừng để voi ăn ngon lành. Ảnh: HL |
Khi dân làng cùng nài voi đã tề tựu đông đủ, thầy cúng tế trong trang phục truyền thống, đầu đội khăn nhung đỏ, đứng trên sàn cao, miệng khấn thầm mong thần linh phù hộ cho đàn voi nhà, cầu các nài voi luôn có sức khỏe tốt để chăm sóc, làm bạn bên voi.
Bài khấn của thầy cúng hoàn tất, voi nhà lần lượt quỳ chân xuống để thầy cúng xoa gạo, huyết heo lên đầu voi. Để thưởng cho voi trong một năm vất vả cùng con người, chủ voi lục tục vác bó mía, từng nải chuối rừng để voi ăn ngon lành.
https://laodong.vn/xa-hoi/thu-vi-tap-tuc-nguoi-tay-nguyen-cung-voi-ngay-cuoi-nam-878056.ldo
Theo Hữu Long (LĐO)