Bạn đọc

Tìm hiểu về Căn cứ cách mạng Khu 10-xã Krong giai đoạn 1945-1975 (Kỳ 2)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kỳ 2  (Từ ngày 2-4 đến ngày 8-4-2018)

Câu 1: Trong những năm đầu đấu tranh chính trị (1954-1958), chi bộ Bơnâm đã thành lập mấy tổ du kích mật và có bao nhiêu người làm nhiệm vụ đưa đón, bảo vệ cán bộ qua lại vùng căn cứ này?

a) 2 tổ, gồm 15 người.                      
b) 3 tổ, gồm 16 người.
c) 4 tổ, gồm 17 người.                     
d) 5 tổ, gồm 18 người.

Câu 2: Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị quán triệt và học tập Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) phân tích tình hình, xác định đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng miền Nam Việt Nam vào thời gian nào; ở đâu?

a) Tháng 6-1959; làng Bok Dak, xã Krong.
b) Tháng 7-1959; làng Kon Jueng, xã Kơpier.
c) Tháng 8-1959; làng Kơlêch, xã Bơnâm.
d) Tháng 9-1959; làng Đe Pôt, xã Lơpa.

Câu 3: Vì sao trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tỉnh ủy Gia Lai chọn địa bàn xã Bơnâm để xây dựng căn cứ địa cách mạng?

a) Bơnâm là vùng căn cứ du kích cũ, nhiều làng có cán bộ, đảng viên và du kích.
b) Nhân dân xã Bơnâm có bản lĩnh, được giác ngộ cách mạng từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
c) Xã Bơnâm nối liền với căn cứ địa Vĩnh Thạnh (Bình Định) và huyện Kon Plông (Kon Tum) hình thành hệ thống căn cứ địa liên hoàn 3 tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.
d) Vì vùng này hội tụ đủ các yếu tố: Thiên thời-Địa lợi-Nhân hòa và các yếu tố nêu ở trên.

Câu 4: Theo nội dung của Chương trình số 22-CTr/TU ngày 20-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, huyện Kbang thì xã Krong trở thành căn cứ cách mạng của tỉnh trong bao nhiêu năm?

a) 17 năm, từ tháng 9-1958 đến tháng 4-1975.
b) 18 năm, từ tháng 10-1957 đến tháng 4-1975.
c) 19 năm, từ tháng 11-1956 đến tháng 4-1975.
d) 20 năm, từ tháng 12-1955 đến tháng 4-1975 .

Câu 5: Theo bạn, có bao nhiêu người tham gia dự thi kỳ này?

Có thể bạn quan tâm