Thời sự - Sự kiện

Thời sự quốc tế

Tổng thống Mỹ cho rằng vấn đề nhà nước Palestine quyết định qua đàm phán chứ không đơn phương công nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau khi Ireland, Tây Ban Nha và Na Uy tuyên bố công nhận nhà nước Palestine ,Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/5 cho rằng vấn đề nhà nước Palestine cần được quyết định thông qua đàm phán chứ không phải công nhận đơn phương.
Ngoại trưởng một số nước Arab và châu Âu họp ở Saudi Arabia để tìm giải pháp tháo gỡ xung đột tại Gaza. Ảnh: Bộ goại giao Ai Cập

Ngoại trưởng một số nước Arab và châu Âu họp ở Saudi Arabia để tìm giải pháp tháo gỡ xung đột tại Gaza. Ảnh: Bộ goại giao Ai Cập

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho rằng mỗi nước đều có thể đưa ra quyết định riêng của mình về việc công nhận một nhà nước Palestine nhưng Tổng thống Biden tin rằng đàm phán trực tiếp là cách tiếp cận tốt nhất.

Ông Biden cho rằng, một giải pháp hai nhà nước đảm bảo an ninh của Israel và tương lai của người dân Palestine là cách tốt nhất để mang lại an ninh và ổn định lâu dài cho mọi người dân ở khu vực. Giải pháp này cần đạt được thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Jullivan cũng cho biết Mỹ sẽ liên lạc với các đối tác để trao đổi quan điểm trong vấn đề công nhận nhà nước Palestine.

Giải pháp hai nhà nước là ý tưởng thiết lập hai nhà nước có lãnh thổ tách biệt, trong đó một cho người Israel và một cho người Palestine. Ý tưởng này xuất hiện trước khi nhà nước Israel thành lập năm 1948, thời điểm kết thúc quyền ủy trị của người Anh đối với Palestine. Tuy nhiên, bạo lực và chiến tranh bùng phát trong những thập kỷ sau đó đã cản trở nỗ lực này.

Trong hiệp định Oslo do Mỹ làm trung gian đàm phán ký kết năm 1993, Israel chấp nhận Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là đại diện của người Palestine, trong khi PLO công nhận quyền tồn tại hòa bình của Israel. Hai bên nhất trí rằng Chính quyền Palestine chịu trách nhiệm quản lý Bờ Tây và Dải Gaza, mang hy vọng về lộ trình hiện thực hóa mô hình hai nhà nước.

Tuy nhiên, năm 2000, tổng thống Mỹ Bill Clinton không đạt thỏa thuận với thủ tướng Israel Ehud Barak và lãnh đạo Palestine Yasser Arafat tại Trại David ở Mỹ, về việc thực thi hiệp định Oslo. Phong trào nổi dậy (intifada) của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel cũng khiến tiến trình hòa bình khu vực đình trệ trong nhiều năm.

Hầu hết người ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho rằng Israel nên đưa biên giới của họ về vị trí trước cuộc chiến 6 ngày năm 1967, theo Hội đồng Quan hệ Quốc tế ở Mỹ. Sau cuộc chiến đó, Israel đã đưa quân kiểm soát Đông Jerusalem và toàn bộ Dải Gaza.

Có thể bạn quan tâm