Thời sự - Sự kiện

Thời sự quốc tế

Tổng thống Pháp bất ngờ giải tán quốc hội, tổ chức bầu cử sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9.6 đã gây sốc khi tuyên bố giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm, trong bối cảnh phe cực hữu chiếm ưu thế tại kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu.

Trong thông điệp quốc gia vào ngày 9.6, ông Macron nói cử tri Pháp sẽ bỏ phiếu bầu quốc hội mới vào ngày 30.6, với vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 7.7, AFP đưa tin.

Thông báo bất ngờ của ông Macron được đưa ra sau khi những thăm dò về kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) cho thấy đảng Mặt trận Quốc gia (RN) cực hữu của Pháp giành thế áp đảo so với đảng Phục hưng của ông Macron.

Tổng thống Macron phát biểu trên truyền hình ngày 9.6, tuyên bố giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm. Ảnh: AFP

Tổng thống Macron phát biểu trên truyền hình ngày 9.6, tuyên bố giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm. Ảnh: AFP

"Canh bạc rất lớn", nhật báo Liberation có tựa đề trang nhất trên ấn bản ngày 10.6. Tổng thống Pháp cho biết phe cực hữu của Pháp đã thắng gần 40% tổng số phiếu bầu, theo kết quả thăm dò. "Đây là tình huống mà tôi không thể từ chức, cũng không thể làm ngơ", ông nói.

Với tỷ lệ cử tri Pháp bỏ phiếu bầu EP chỉ hơn 52%, liên minh ông Macron kỳ vọng có thể thu hút sự ủng hộ của cử tri để ngăn làn sóng trỗi dậy của phe cực hữu trong quốc hội. Phe trung gian của ông Macron sẽ có khoảng 3 tuần chạy đua cho chiến dịch bầu cử, trước thềm Olympics Paris diễn ra vào tháng 7 và tháng 8.

Kịch bản "màu hồng" với ông Macron là liên minh của ông giành lại đa số ghế ở quốc hội Pháp. Tuy nhiên, nếu đảng RN chiến thắng, lãnh đạo đảng Jordan Badella - người được chính khách nổi tiếng của phe bảo thủ Marine Le Pen ủng hộ - có thể trở thành thủ tướng, đưa nước Pháp vào tình trạng "chung sống chính trị", tức đảng của tổng thống đương nhiệm không chiếm đa số tại quốc hội. Khi này, ông Macron vẫn có quyền lực trong chính sách đối ngoại và an ninh, nhưng sẽ mất ảnh hưởng về chính sách đối nội khi bị phe đối lập chiếm đa số tại quốc hội cản trở.

Pháp "quay xe" không mời đại diện Nga dự kỷ niệm ‘Ngày đổ bộ’ Thế chiến 2

Theo Reuters, đảng Phục hưng đang có 169 ghế tại quốc hội trong số 577 ghế, trong khi đảng RN có 88 ghế.

Giới quan sát cho rằng quyết định mang tính "đòn phủ đầu" của ông Macron nhằm mục đích để phe cực hữu không có nhiều thời gian tập hợp liên minh, song đây vẫn là canh bạc mà khả năng quyết định của ông chủ Điện Elysee phản tác dụng là khá lớn.

Không chỉ riêng Pháp, kỳ bầu cử EP chứng kiến sự ủng hộ lớn dành cho các đảng cực hữu ở các nước, nhiều với nhiều khả năng sẽ chuyển hướng những chính sách của Liên minh châu Âu nhiệm kỳ tới.

Có thể bạn quan tâm