Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Trải nghiệm nghề gốm truyền thống của người Jrai ở Ia Mơ Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người Jrai ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn giữ nghề làm gốm lâu đời. Thời gian gần đây địa phương đã mở dịch vụ trải nghiệm nghề làm gốm dành cho du khách thông qua mô hình "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông".
Theo những người già ở Ia Mơ Nông, từ xa xưa đồng bào Jrai đã có nghề làm gốm. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại, số người biết làm gốm ngày càng ít đi. Do đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề gốm truyền thống của người Jrai luôn là một niềm trăn trở.

Theo những người già ở Ia Mơ Nông, từ xa xưa đồng bào Jrai đã có nghề làm gốm. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại, số người biết làm gốm ngày càng ít đi. Do đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề gốm truyền thống của người Jrai luôn là một niềm trăn trở.

Thời gian gần đây, thông qua mô hình "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông", địa phương đã mở dịch vụ trải nghiệm nghề làm gốm truyền thống của người Jrai dành cho du khách.

Thời gian gần đây, thông qua mô hình "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông", địa phương đã mở dịch vụ trải nghiệm nghề làm gốm truyền thống của người Jrai dành cho du khách.

Anh Rơ Châm Hiêng là một người làm gốm giỏi. Anh đã trực tiếp chỉ dạy nhiều người cách làm gốm và hướng dẫn du khách các quy trình cụ thể cũng như cách sử dụng sản phẩm gốm của người Jrai.

Anh Rơ Châm Hiêng là một người làm gốm giỏi. Anh đã trực tiếp chỉ dạy nhiều người cách làm gốm và hướng dẫn du khách các quy trình cụ thể cũng như cách sử dụng sản phẩm gốm của người Jrai.

Nguyên liệu làm gốm của người Jrai chủ yếu từ đất sét-loại đất được lấy gần khu vực giọt nước của làng. Đất sét có độ mịn và độ dẻo cao sẽ quyết định được sự thành công của sản phẩm gốm.

Nguyên liệu làm gốm của người Jrai chủ yếu từ đất sét-loại đất được lấy gần khu vực giọt nước của làng. Đất sét có độ mịn và độ dẻo cao sẽ quyết định được sự thành công của sản phẩm gốm.

Đất sét được tán nhuyễn và trộn thêm cát mịn cùng một ít nước theo tỷ lệ phù hợp. Người Jrai dùng tay nhào nặn kết hợp dụng cụ làm gốm gồm: 1 thanh tre chuốt mỏng; 1 chiếc đôn gỗ, 1 mảnh vải nhỏ, 1 viên đá cuội nhỏ.

Đất sét được tán nhuyễn và trộn thêm cát mịn cùng một ít nước theo tỷ lệ phù hợp. Người Jrai dùng tay nhào nặn kết hợp dụng cụ làm gốm gồm: 1 thanh tre chuốt mỏng; 1 chiếc đôn gỗ, 1 mảnh vải nhỏ, 1 viên đá cuội nhỏ.

Nghệ nhân làm gốm sẽ dùng thanh tre nạo phần nguyên liệu ở giữa sản phẩm và làm mỏng thân gốm; tiếp đó dùng mảnh vải nhỏ thấm nước chuốt quanh để làm đều bề mặt. Sau khi đem phơi khô khoảng 4-5 ngày, họ sẽ đem đi nung.

Nghệ nhân làm gốm sẽ dùng thanh tre nạo phần nguyên liệu ở giữa sản phẩm và làm mỏng thân gốm; tiếp đó dùng mảnh vải nhỏ thấm nước chuốt quanh để làm đều bề mặt. Sau khi đem phơi khô khoảng 4-5 ngày, họ sẽ đem đi nung.

Gốm của người Jrai không có men mà thường có màu chủ đạo là xám đen. Sau khi nung để có màu xám đen trên sản phẩm người Jrai lấy nước lá rừng quét bên ngoài để bảo vệ sản phẩm được bền chắc hơn. Công đoạn cuối cùng gốm sẽ được đem phơi nắng hoặc gác bếp khoảng 10-15 ngày thì hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Gốm của người Jrai không có men mà thường có màu chủ đạo là xám đen. Sau khi nung để có màu xám đen trên sản phẩm người Jrai lấy nước lá rừng quét bên ngoài để bảo vệ sản phẩm được bền chắc hơn. Công đoạn cuối cùng gốm sẽ được đem phơi nắng hoặc gác bếp khoảng 10-15 ngày thì hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Gốm có ưu điểm khó vỡ, ít rò rỉ nên người Jrai thường chế tạo thành nồi tròn hay hũ lớn dùng để đựng thóc, gạo, măng le, hạt giống, thức ăn... Ngoài ra, họ còn làm đồ gốm có giá trị như ghè, lọ…

Gốm có ưu điểm khó vỡ, ít rò rỉ nên người Jrai thường chế tạo thành nồi tròn hay hũ lớn dùng để đựng thóc, gạo, măng le, hạt giống, thức ăn... Ngoài ra, họ còn làm đồ gốm có giá trị như ghè, lọ…

Sản phẩm gốm truyền thống của người Jrai hiện trở thành đồ lưu niệm và phục vụ du khách trải nghiệm.

Sản phẩm gốm truyền thống của người Jrai hiện trở thành đồ lưu niệm và phục vụ du khách trải nghiệm.

Nghệ nhân làm gốm tận tình hướng dẫn mọi người từng thao tác cơ bản để làm nên một sản phẩm gốm. Du khách cũng háo hức khi được tự tay nhào nặn, tạo hình miếng đất sét trên chiếc bàn xoay thủ công.

Nghệ nhân làm gốm tận tình hướng dẫn mọi người từng thao tác cơ bản để làm nên một sản phẩm gốm. Du khách cũng háo hức khi được tự tay nhào nặn, tạo hình miếng đất sét trên chiếc bàn xoay thủ công.

Mô hình trải nghiệm nghề gốm truyền thống đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan và tìm hiểu. Trong tương lai, mô hình trải nghiệm làm gốm dành cho du khách sẽ tiếp tục được phát triển, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Jrai.

Mô hình trải nghiệm nghề gốm truyền thống đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan và tìm hiểu. Trong tương lai, mô hình trải nghiệm làm gốm dành cho du khách sẽ tiếp tục được phát triển, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Jrai.

Có thể bạn quan tâm