Điểm đến Gia Lai

Trekking thác Hang Én giữa đại ngàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thác Hang Én như dải lụa trắng giữa núi rừng hoang sơ, là điểm đến dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm.

Thác Hang Én nơi đầu nguồn sông Côn nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thuộc địa phận huyện K'bang (Gia Lai). Đây là điểm du lịch khám phá không dành cho những người yếu tim, nếu muốn chinh phục bắt buộc phải có thổ địa hướng dẫn, vì đường đi trekking-hiking hiểm trở với những mối đe dọa tiềm ẩn giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”.
Thác Hang Én nơi đầu nguồn sông Côn nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thuộc địa phận huyện K'bang (Gia Lai). Đây là điểm du lịch khám phá không dành cho những người yếu tim, nếu muốn chinh phục bắt buộc phải có thổ địa hướng dẫn, vì đường đi trekking-hiking hiểm trở với những mối đe dọa tiềm ẩn giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”.
Vào trung tuần tháng 3, nhóm nhiếp ảnh gia Gia Lai cùng đồng nghiệp lập team chinh phục thác Hang Én này với sự hướng dẫn của các kiểm lâm viên. Đây là những thổ địa có kinh nghiệm dẫn đường tại khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện K'bang, Gia Lai).
Vào trung tuần tháng 3, nhóm nhiếp ảnh gia Gia Lai cùng đồng nghiệp lập team chinh phục thác Hang Én này với sự hướng dẫn của các kiểm lâm viên. Đây là những thổ địa có kinh nghiệm dẫn đường tại khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện K'bang, Gia Lai).
Khu bảo tồn này có khoảng 15.900 hecta rừng đặc dụng, có hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây của dãy Trường Sơn nên hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Vùng đệm khu bảo tồn còn có những mái nhà ấm cúng trong bản làng mang đậm nét văn hóa bản địa của đồng bào Ba Na. Tại đây có trên 10 con thác, nhưng đẹp và hùng vĩ nhất là thác Hang Én, hay thường gọi là thác 50. Thủ tục đăng ký với Ban Quản lý khu bảo tồn để đến thác Hang Én diễn ra nhanh chóng.
Khu bảo tồn này có khoảng 15.900 hecta rừng đặc dụng, có hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây của dãy Trường Sơn nên hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Vùng đệm khu bảo tồn còn có những mái nhà ấm cúng trong bản làng mang đậm nét văn hóa bản địa của đồng bào Ba Na. Tại đây có trên 10 con thác, nhưng đẹp và hùng vĩ nhất là thác Hang Én, hay thường gọi là thác 50. Thủ tục đăng ký với Ban Quản lý khu bảo tồn để đến thác Hang Én diễn ra nhanh chóng.
Trước khi xuất phát, nhóm đều phải chuẩn bị lều, túi ngủ, lương thực và nước uống cho hành trình hai ngày một đêm. Những vật dụng cần thiết không thể quên là giày leo núi hay giày lội suối, đồ đi rừng và áo khoác nhẹ. Một trong những điều cần ghi nhớ là theo dõi thời tiết. Từ tháng 3 đến tháng 6 là khoảng thời gian lý tưởng với tiết trời nắng ấm, khô ráo để khám phá thác. Cả nhóm đi có sự hỗ trợ khuân vác đồ của các poster. Phan Nguyên, nhiếp ảnh gia tại Gia Lai, cho biết từ sau khi xuất phát từ trạm Kiểm lâm khu bảo tồn, đoàn mất khoảng ba tiếng để di chuyển trên xe máy cày đến khu vực Trại Bò (ảnh), một đồng cỏ lớn hoang sơ được người bản địa dựng nhà làm rẫy. Đây cũng là điểm đầu tiên cho hành trình trekking xuyên Kon Chư Răng.
Trước khi xuất phát, nhóm đều phải chuẩn bị lều, túi ngủ, lương thực và nước uống cho hành trình hai ngày một đêm. Những vật dụng cần thiết không thể quên là giày leo núi hay giày lội suối, đồ đi rừng và áo khoác nhẹ. Một trong những điều cần ghi nhớ là theo dõi thời tiết. Từ tháng 3 đến tháng 6 là khoảng thời gian lý tưởng với tiết trời nắng ấm, khô ráo để khám phá thác. Cả nhóm đi có sự hỗ trợ khuân vác đồ của các poster. Phan Nguyên, nhiếp ảnh gia tại Gia Lai, cho biết từ sau khi xuất phát từ trạm Kiểm lâm khu bảo tồn, đoàn mất khoảng ba tiếng để di chuyển trên xe máy cày đến khu vực Trại Bò (ảnh), một đồng cỏ lớn hoang sơ được người bản địa dựng nhà làm rẫy. Đây cũng là điểm đầu tiên cho hành trình trekking xuyên Kon Chư Răng.
Xe máy cày chuyên dụng chở đoàn có thể “càn quét” mọi chướng ngại vật trong đường băng rừng hiểm trở. Ngồi trên xe di chuyển gập ghềnh là một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất cuộc hành trình. Cả nhóm tranh thủ ghi lại quang cảnh núi rừng hoang sơ xung quanh, bất chợt thành viên đoàn hô lên khi bị những sâu róm, sâu đo hay bọ cánh cứng có hình thù kỳ lạ bám trên các nhánh lá rừng rớt trúng vào người, khi xe di chuyển ngang qua.
Xe máy cày chuyên dụng chở đoàn có thể “càn quét” mọi chướng ngại vật trong đường băng rừng hiểm trở. Ngồi trên xe di chuyển gập ghềnh là một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất cuộc hành trình. Cả nhóm tranh thủ ghi lại quang cảnh núi rừng hoang sơ xung quanh, bất chợt thành viên đoàn hô lên khi bị những sâu róm, sâu đo hay bọ cánh cứng có hình thù kỳ lạ bám trên các nhánh lá rừng rớt trúng vào người, khi xe di chuyển ngang qua.
Chinh phục thác Hang Én, nhóm khách phải “trèo đèo lội suối” bởi giữa rừng chỉ có những con đường mòn len lỏi trong cây lá rậm rạp, lội qua các dòng suối hoặc dốc đá cao hiểm trở. Trên đường di chuyển dễ gặp phải rắn hay vắt lá. Khoảng cách từ khu Trại Bò đến thác Hang Én gần 5 km. Theo nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa (Đắk Lắk), vất vả nhất là đoạn leo qua con dốc có độ nghiêng 60 độ với quãng đường khoảng 500 m, ngoài ra đoàn còn phải chống gậy chống trơn trượt khi đi qua vùng sình lầy.
Chinh phục thác Hang Én, nhóm khách phải “trèo đèo lội suối” bởi giữa rừng chỉ có những con đường mòn len lỏi trong cây lá rậm rạp, lội qua các dòng suối hoặc dốc đá cao hiểm trở. Trên đường di chuyển dễ gặp phải rắn hay vắt lá. Khoảng cách từ khu Trại Bò đến thác Hang Én gần 5 km. Theo nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa (Đắk Lắk), vất vả nhất là đoạn leo qua con dốc có độ nghiêng 60 độ với quãng đường khoảng 500 m, ngoài ra đoàn còn phải chống gậy chống trơn trượt khi đi qua vùng sình lầy.
Tại những đoạn khu vực rừng đầm lầy, ẩm ướt, dù các thành viên đã trang bị quần áo kín mít, những con vắt len lỏi vẫn bám dính và hút máu no nê lúc nào không hay. Trong ảnh là con vắt no căng máu sau khi
Tại những đoạn khu vực rừng đầm lầy, ẩm ướt, dù các thành viên đã trang bị quần áo kín mít, những con vắt len lỏi vẫn bám dính và hút máu no nê lúc nào không hay. Trong ảnh là con vắt no căng máu sau khi "chui" vào lều cắn một thành viên đoàn.
Sau một ngày băng rừng xuyên suốt, cả nhóm bắt đầu hạ trại khi hoàng hôn buông xuống. Cắm trại qua đêm tại đây là một trải nghiệm thú vị giữa nơi không sóng điện thoại, không wifi. Nhóm lửa nấu ăn, mùi khói bếp, mùi thịt heo nướng thơm lừng lan tỏa. Mọi người cùng nhau sẻ chia vắt cơm cháy giữa rừng. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để ngắm sao đêm và hòa mình vào cái lạnh đêm khuya đặc trưng của vùng cao nguyên lộng gió.
Sau một ngày băng rừng xuyên suốt, cả nhóm bắt đầu hạ trại khi hoàng hôn buông xuống. Cắm trại qua đêm tại đây là một trải nghiệm thú vị giữa nơi không sóng điện thoại, không wifi. Nhóm lửa nấu ăn, mùi khói bếp, mùi thịt heo nướng thơm lừng lan tỏa. Mọi người cùng nhau sẻ chia vắt cơm cháy giữa rừng. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để ngắm sao đêm và hòa mình vào cái lạnh đêm khuya đặc trưng của vùng cao nguyên lộng gió.
 Tờ mờ sáng, âm vang tiếng thác chảy giữa đại ngàn gần đó thôi thúc cả nhóm lên đường, dù khắp người dường như còn ê ẩm. Mọi người tranh thủ dọn dẹp các vật dụng, rác còn thừa đêm qua để không làm ô nhiễm môi trường. Sau đó, các thành viên vệ sinh cá nhân, ăn vội mì ly và men theo triền núi xuống chân thác để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác Hang Én.
Tờ mờ sáng, âm vang tiếng thác chảy giữa đại ngàn gần đó thôi thúc cả nhóm lên đường, dù khắp người dường như còn ê ẩm. Mọi người tranh thủ dọn dẹp các vật dụng, rác còn thừa đêm qua để không làm ô nhiễm môi trường. Sau đó, các thành viên vệ sinh cá nhân, ăn vội mì ly và men theo triền núi xuống chân thác để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác Hang Én.
Mùa khô dòng nước thác tuy không nhiều nhưng cả nhóm phải thốt lên hai tiếng
Mùa khô dòng nước thác tuy không nhiều nhưng cả nhóm phải thốt lên hai tiếng "hoành tráng" với dòng thác đổ như dải lụa trắng.
 Thác Hang Én là
Thác Hang Én là "tác phẩm nghệ thuật" của tạo hóa làm du khách như lạc vào cõi mơ, tạo nguồn cảm hứng để các nhiếp ảnh gia thỏa sức sáng tạo đam mê sáng tác.
Nhìn từ xa, thác Hang Én có độ cao khoảng 50 m, vào mùa khô nên bề rộng thác dao động 20-30 m, dòng chảy mạnh theo chiều thẳng đứng tạo sương mù và cầu vồng. Chân thác, những khối đá với muôn hình vạn trạng, xếp chồng lên nhau tạo thành những bậc thang sừng sững giữa dòng nước xanh bạc, mờ ảo trong làn bụi nước.
Nhìn từ xa, thác Hang Én có độ cao khoảng 50 m, vào mùa khô nên bề rộng thác dao động 20-30 m, dòng chảy mạnh theo chiều thẳng đứng tạo sương mù và cầu vồng. Chân thác, những khối đá với muôn hình vạn trạng, xếp chồng lên nhau tạo thành những bậc thang sừng sững giữa dòng nước xanh bạc, mờ ảo trong làn bụi nước.


Huỳnh Phương (VNE)
Ảnh: Phan Nguyên

 

Có thể bạn quan tâm